Nguy cơ ung thư có thể gia tăng sau cơn đau tim

Nguy cơ ung thư có thể gia tăng sau cơn đau tim

Một nghiên cứu mới đây cho thấy những người vừa trải qua cơn đau tim (nghiêm trọng) có khả năng dễ mắc phải bệnh ung thư và đây là một tin không hề tốt chút nào. 

Trên thực tế, đối với những người bị bệnh tim, họ thật sự sợ một cơn đau tim, suy tim hoặc nhịp tim thất thường nguy hiểm xảy ra, tuy nhiên họ không hề biết rằng nếu những vấn đề trên xảy ra thì nguy cơ bị ung thư của họ sẽ cao gấp 7 lần so với những người mắc bệnh ung thư khác (không có vấn đề về tim). 

Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu còn phát hiện ra những người có các yếu tố nhất định về bệnh tim đều có rủi ro cao mắc phải bệnh ung thư và ngạc nhiên hơn là cuối cùng những người mắc bệnh tim đều có nguy cơ bị ung thư cao hơn. Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Emily Lau, một bác sĩ tim mạch tại Bệnh viện đa khoa Massachusetts ở Boston, cho biết.

“Cho đến nay có một số yếu tố nguy cơ phổ biến của bệnh tim như hút thuốc, ít hoạt động thể lực, thừa cân, căng thẳng (stress), cholesterol tăng, huyết áp cao, yếu tố gia đình….”

Những phát hiện này dựa trên dữ liệu của Framingham Heart Research, một dự án nghiên cứu nổi tiếng kéo dài hàng thập kỷ theo dõi sức khỏe tim mạch của những người dân sống ở thị trấn nhỏ Framingham, tại Massachusetts.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu đã nhận thấy nhiều bệnh nhân bị bệnh tim cũng đang chiến đấu với bệnh ung thư.

Sau đó các nhà nghiên cứu đã chuyển sang nghiên cứu Framingham, và theo dõi hơn 12.700 người (trong khoảng 15 năm) không mắc bệnh tim hay bị ung thư khi bắt đầu nghiên cứu.

Trong thời gian nghiên cứu, có 1.670 trường hợp ung thư xảy ra chủ yếu ở đường tiêu hóa, vú, tuyến tiền liệt và phổi.

Qua đó các nhà nghiên cứu nhận thấy, những người bắt đầu có các yếu tố nguy cơ đều khiến họ gia tăng thêm 20% nguy cơ mắc bệnh tim trong thập kỷ tới, và rủi ro mắc ung thư của họ cũng nhiều hơn gấp ba lần.

Các yếu tố nguy cơ quan trọng nhất được biết đến giữa hai bệnh là tuổi tác, huyết áp cao, tiểu đường và hút thuốc, Lau nói.

Đáng chú ý hơn nữa, những người bị đau tim hoặc suy tim sau đó thường có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra những người có nồng độ BNP cao (đây là một loại hormone thường xuyên gây ra suy tim), cũng có nhiều khả năng mắc ung thư.

Mặt khác bệnh tim và ung thư thường có nhiều yếu tố nguy cơ chung, vì vậy rất có khả năng những người phát triển căn bệnh này sẽ mắc phải căn bệnh còn lại, nhóm nghiên cứu chia sẻ.

Tuy nhiên, đôi khi một tình trạng tồi tệ nào đó xảy ra ở tim vẫn có thể gây ra ung thư trong cơ thể.

Đối với những bệnh nhân tim, họ thường bị viêm rất nhiều, hệ thống miễn dịch luôn bị căng thẳng, hormone thay đổi và lượng oxy trong máu thấp.

Và tất cả những yếu tố gây này đều là những tác nhân có thể dẫn đến bệnh ung thư. Bởi vì khi đó các tế bào bị căng thẳng và cuối cùng dẫn đến hoạt động của chúng bị sai.

Thêm vào đó, các nghiên cứu trên chuột đã cho thấy các chất sinh hóa được tiết ra trong và sau một cơn đau tim có thể góp phần vào sự phát triển của khối u, Lau nói.

Từ đó nhóm nghiên cứu đã cảnh báo rằng cần có thêm nghiên cứu nữa để làm rõ mối liên kết tiềm năng này, và nghiên cứu quan sát này không chứng minh được mối liên hệ nhân quả (nguyên nhân và kết quả).

Tuy nhiên Lau nghĩ rằng nghiên cứu này đã cung cấp cho mọi người thêm một lý do để áp dụng các thói quen tốt cho sức khỏe tim mạch, ngay cả khi họ có sức khỏe tốt.

“Cho đến nay rượu, bia, chế độ ăn nhiều chất béo, ít tập thể dục là những tác nhân gây ung thư, đột quỵ, suy tim, cao huyết áp, phình động mạch chủ….”

Cuối cùng Lau cho rằng việc cố gắng ngăn chặn sự phát triển của biến cố tim mạch đầu tiên là điều vô cùng quan trọng. Bởi vì không chỉ bạn nên cố gắng thực hiện tất cả những thói quen tốt cho sức khỏe, mà bây giờ chúng tôi đang chứng tỏ rằng việc tích cực thay đổi các yếu tố nguy cơ đó cũng có thể ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư trong tương lai của bạn.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...