Ngủ trưa quá nhiều có thể là dấu hiệu của bệnh Alzheimer

Ngủ trưa quá nhiều có thể là dấu hiệu của bệnh Alzheimer

Nếu bạn thường nhận thấy mình ngủ gật trong suốt cả ngày, đây có thể là một dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh Alzheimer, trích dẫn thông tin từ một nghiên cứu mới đây.

“Bệnh Alzheimer là một căn bệnh lý về não tác động đến trí nhớ, suy nghĩ và hành vi. Mỗi năm có hàng triệu người được chẩn đoán mắc bệnh Alzheimer. Theo số liệu của Hiệp hội Alzheimer thế giới thì 32% người cao tuổi bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này.”

Các khu vực của bộ não khiến bạn tỉnh táo vào ban ngày bị tổn thương trong giai đoạn đầu của bệnh, đó là lý do tại sao những người mắc bệnh Alzheimer có thể ngủ quá nhiều trước khi họ bắt đầu vật lộn với việc quên đi mọi thứ, các nhà khoa học giải thích.

Không chỉ vậy, các nhà khoa học còn phát hiện thấy tổn thương ở các vùng não liên quan đến sự thức giấc vào ban ngày là do một loại protein có tên là Tau. Điều này cung cấp nhiều bằng chứng cho thấy Tau có thể đóng vai trò lớn hơn trong bệnh Alzheimer so với protein amyloid (được nghiên cứu rộng rãi hơn).

Tiến sĩ Lea Grinberg, tác giả nghiên cứu của nghiên cứu cho biết: Công trình của chúng tôi cho thấy những bằng chứng rõ ràng về các vùng não thúc đẩy sự thức giấc bị thoái hóa do tích tụ của Tau không phải protein amyloid từ những giai đoạn đầu tiên của bệnh. 

Bên cạnh đó, trong những nghiên cứu trước đây đã gợi ý rằng ngủ trưa quá nhiều là do giấc ngủ kém gây ra bởi sự gián đoạn liên quan đến bệnh Alzheimer ở ​​các vùng não thúc đẩy giấc ngủ hoặc chính các vấn đề về giấc ngủ góp phần vào sự tiến triển của bệnh Alzheimer.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã phân tích bộ não của 13  bệnh nhân Alzheimer đã chết và 7 người không mắc bệnh. Qua đó các nhà nghiên cứu kết luận rằng bệnh Alzheimer tấn công các vùng não chịu trách nhiệm cho sự tỉnh táo vào ban ngày và những vùng này cũng là một trong những khu vực đầu tiên bị tổn thương bởi căn bệnh này.

Mặt khác các phát hiện còn cho thấy ngủ trưa quá nhiều vào ban ngày có thể đóng vai trò là điềm báo sớm của bệnh Alzheimer.

Trong bộ não bị ảnh hưởng của Alzheimer, các nhà khoa học đã kiểm tra thấy sự tích tụ đáng kể của protein Tau đã được tìm thấy ở cả ba vùng trung tâm, và những vùng đó đã mất tới 75% tế bào thần kinh.

Từ những kết quả này, các nhà khoa học cộng tác với Grinberg đã thốt lên: Thật đáng chú ý vì nó không chỉ là một hạt nhân não bị thoái hóa, mà là toàn bộ mạng lưới thúc đẩy sự tỉnh táo. Điều quan trọng, là bộ não không có cách nào bù đắp được khi những loại tế bào liên quan đến chức năng này đang bị phá hủy cùng một lúc.

Và các nhà khoa học cho rằng: Có vẻ như mạng lưới thúc đẩy sự tỉnh táo đặc biệt dễ bị tổn thương trong bệnh Alzheimer. Vì thế họ hiểu được lý do tại sao đây là trường hợp mà họ cần theo dõi trong các nghiên cứu về sau.

Từ điều này và các phát hiện khác, các nhà khoa học nhận thấy rằng sự tích tụ của protein Tau đóng vai trò lớn hơn đối với bệnh Alzheimer so với protein amyloid (được nghiên cứu rộng rãi hơn). Cho đến nay những nghiên cứu về protein amyloid đã thất bại trong việc điều trị hiệu quả bệnh Alzheimer.

Cuối cùng Grinberg nghĩ rằng: Nghiên cứu bổ sung vào một nhóm công việc đang phát triển cho thấy gánh nặng protein Tau có khả năng là động lực trực tiếp của sự suy giảm tinh thần.

“Mặc dù đây là căn bệnh của người già nhưng ngày nay, với việc phải đối mặt với nhiều áp lực trong cuộc sống, bệnh Alzheimer đang ngày càng trẻ hóa. Vì vậy, mọi người hãy bắt đầu thực hiện ngay những biện pháp sau đây có tác dụng phòng ngừa bệnh bao gồm tập thể dục thường xuyên, giao tiếp xã hội, cải thiện chế độ dinh dưỡng, kích thích tinh thần (đọc sách, học ngôn ngữ mới…), ngủ đủ giấc, kiểm soát căng thẳng.”

Theo thông tin từ Robert Preidt - Phóng viên HealthDay

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...