Một số loại bệnh dễ gây nhầm lẫn với bệnh trĩ
Nứt kẽ hậu môn
Y học hiện đại cho rằng bệnh lý nứt kẽ hậu môn có liên quan với viêm nhiễm, với tổn thương, và đặc điểm giải phẫu cục bộ.
Triệu chứng
* Đau: Đau hậu môn khi đại tiện rất đặc trưng của nứt kẽ hậu môn, cơn đau điển hình có 3 giaI đoạn:
- Đau ngay sau khi phân đi qua;
- Hết đau;
- Đau lại, ở mức độ cao hơn kéo dài từ 1 - 2 giờ, có khi đến nửa ngày, ngoài cơn đau người bệnh hoàn toàn bình thường.
* Đại tiện khó, táo bón: Phân khô rắn, người bệnh cô rặn đi ngoài gây tổn thương thêm cho vết nứt kẽ, dẫn tới đau dữ dội làm cho người bệnh sợ đi ngoài, phân càng khô táo, đi ngoài càng khó khăn tạo thành vòng xoắn bệnh lý.
* Chảy máu tươi: Máu đỏ tươi bám theo phân hoặc nhỏ giọt, số lượng có thể nhiều, có thể ít tùy theo vết nứt kẽ sâu hay nông.
* Mẩn ướt: Vết nứt kẽ có phản ứng viêm xuất tiết, kích thích vùng da xung quanh, xuất hiện vạt da tăng sinh, mẩn ướt, ngứa khó chịu.
Thăm khám tại chỗ hậu môn:
Thăm khám hậu môn thường gặp khó khăn, bệnh nhân sợ đau hậu môn co thắt chặt, quan sát thấy vạt da thừa ở đầu ngoài vết nứt kẽ. Một khi muốn kiểm tra kỹ ổ loét phải gây tê vùng sẽ thấy toàn bộ ổ loét, các tổ chức cận nứt kẽ và các tổn thương phối hợp khác: trĩ, rò hậu môn.
Ngứa hậu môn
Ngứa hậu môn:
Đây là một triệu chứng thông thường mà chúng ta ai ai cũng có thể bị, thông thường nam giới dễ bị ngứa hậu môn hơn phụ nữ. Một số người chỉ bị ngứa ngáy khó chịu trong một thời gian ngắn rồi bệnh tự nhiên biến mất. Một số người khác, bệnh có thể kéo dài năm này qua tháng nọ, nhất là về đêm gây ra mất ngủ.
Bệnh có thể rất nhẹ như cảm giác nong nóng, hơi có mùi hôi. Hoặc nặng hơn, như rát bỏng ngứa ngáy một cách khó chịu. Bệnh có thể nặng đến nỗi bệnh nhân nhiều khi không dám ra đường vì lúc nào cũng phải đưa tay ra sau hậu môn để gãi. Vì mắc cỡ, bệnh nhân đôi khi ngần ngại không dám khai bệnh, nên cứ âm thầm chịu đựng. Trong lúc tự chữa trị, bệnh có thể mỗi ngày một nặng hơn.
Những nguyên nhân đưa đến ngứa hậu môn
Hậu môn chứa rất nhiều dây thần kinh, nên rất nhạy cảm và dễ bị đau hoặc ngứa, nếu vì một lý do nào đó hậu môn hoặc lớp da chung quanh hậu môn bị kích thích, cọ xát không ngừng.
Ngoài nấm, một số vi trùng và vi khuẩn khác nhau cũng có thể làm ngứa hậu môn. Cũng như các bệnh ngứa ngoài da, ngứa hậu môn được xem như một bệnh dị ứng. Bệnh nhân có thể vì lý do di truyền trở nên quá nhạy cảm với một số chất hoá học và thức ăn khác nhau. Da hậu môn nếu tiếp xúc với hóa chất có thể bị nổi ngứa. Các chất hoá học có thể tìm thấy trong các loại nước hoa, chất phẩm màu trong giấy vệ sinh, các loại xà phòng, kem thoa hoặc nước thơm cho cơ thể, một số loại vải hoặc thuốc tẩy quần áo, và ngay cả các loại thuốc đặt hoặc kem thoa hậu môn.
Táo bón và tiêu chảy là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến bệnh ngứa hậu môn. Khi bị táo bón hoặc khi bị tiêu chảy liên tục, một ít phân sót lại có thể làm viêm lớp da non chung quanh hậu môn. Lâu dần lớp da này có thể bị dị ứng gây lở loét hoặc nứt hậu môn (analfissures). Khi rặn quá lâu hoặc đi cầu quá nhiều, một số tĩnh mạch hậu môn có thể bị sưng to, gây ra trĩ (hemorrhoids). Nứt hậu môn và trĩ có thể làm hậu môn chảy máu hoặc đau đớn mỗi lần đi cầu, nhưng hiếm khi gây ra ngứa hậu môn.
Vùng da quanh hậu môn nếu vệ sinh không sạch hoặc sạch quá đều bị ngứa. Chất nhờn bảo vệ da hậu môn bị giảm dần khi được lau rửa một cách quá kỹ lưỡng. Sự cọ xát thái quá này làm tổn thương da hậu môn gây ra ngứa ngáy khó chịu. Một số bệnh nhân vì quá chú trọng trong việc gìn giữ vệ sinh, có thói quen lâu quá lâu và quá nhiều sau mỗi lần đi cầu. Hậu môn bị kích thích liên tục nên dần dần ngứa ngáy khó chịu.
Ngoài ra, các loại bệnh như: tiểu đường, viêm gan, béo phì, viêm hoặc ung thư hậu môn, v.v... cũng có thể làm ngứa hậu môn.
Polyp trực tràng
Polyp trực tràng
là bệnh khá thường gặp, đây là những khối u lồi vào trong lòng đại trực tràng, chúng được hình thành do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc đại trực tràng.
Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đặc biệt nếu xác định rõ và loại bỏ polyp bằng phẫu thuật sẽ làm giảm thiểu đáng kể nguy cơ polyp trở thành ung thư.
Biểu hiện của polyp đại trực tràng
Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân có polyp đại trực tràng thường rất nghèo nàn, âm thầm và hay gặp ở rất nhiều bệnh lý khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng có thể gặp ở bệnh nhân polyp đại trực tràng:
Đi ngoài phân có máu: Là triệu chứng thường gặp nhất, có dấu hiệu của polyp đại trực tràng. Có thể thấy máu tươi thành vệt hay loang ra trên khuôn phân; hoặc phân lẫn nhầy máu màu nâu, đen hoặc lờ lờ máu cá. Triệu chứng càng rõ rệt khi phân mềm hoặc nhão mà có máu kèm theo. Chảy máu có thể ở nhiều mức độ khác nhau nhưng thường nhẹ và vừa, tuy vậy cũng có trường hợp chảy máu nặng gây mất máu nghiêm trọng.
Đại tiện phân lỏng: Đối với những polyp nằm ở đoạn trực tràng thấp gần hậu môn, nhất là khi polyp to hoặc polyp bị loét có thể gây ra những triệu chứng ruột bị kích thích như: đi ngoài ngày nhiều lần, có khi xuất hiện đau quặn, mót rặn nên có thể chẩn đoán nhầm với hội chứng ly.
Đau bụng: Cũng thường gặp trong polyp đại trực tràng, có trường hợp polyp quá lớn gây ra triệu chứng bán tắc ruột hoặc tắc hoàn toàn, khi đó biểu hiện rất điển hình của cơn đau do tắc ruột, ngoài đau bụng còn kèm theo nôn và bí trung, đại tiện.
Cần lưu ý là có nhiều trường hợp bệnh nhân hoàn toàn không thấy triệu chứng nhưng vẫn có thể có polyp ở đại trực tràng. Vì vậy cần phải hết sức chú ý những trường hợp bệnh nhân trước đây đã từng mắc polyp hoặc trong gia đình có người mắc polyp.
Áp-xe hậu môn
Áp-xe quanh hậu môn trực tràng là chỉ những nhiễm trùng cấp tính ở vị trí gần hậu môn trực tràng.
I. Nguyên nhân và cách phát sinh:
1. Nhiễm trùng
Là nguyên nhân thường gặp nhất, hay gặp nhất là nhiễm trùng tại chỗ như viêm hốc tuyến, viêm nhú...
Tùy nguồn gốc của nhiễm trùng và hướng lan của nó sẽ gây nên những vị trí áp-xe khác nhau.
a. Nguyên nhân thường gặp nhất là nhiễm trùng ở hốc tuyến (đúng hơn là nhiễm trùng ở ống tuyến đổ vào hốc), từ đây nhiễm trùng có thể lan đi các nơi khác nhau: Lan lên trên, dưới niêm mạc của hậu môn - trực tràng gây ra áp - xe giữa các lớp cơ của thành trực tràng.
Lan xuống dưới, dưới niêm mạc của ống hậu môn rồi đến da của rìa hậu môn gây ra áp-xe dưới da và niêm mạc.
b. Nhiễm trùng tiết niệu sinh dục cũng là nguyên nhân của áp-xe chậu hông - trực tràng.
2. Các nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân ít gặp là dị vật và chấn thương vết thương vùng hậu môn trực tràng.
II. Các loại áp-xe
1. Áp-xe dưới da và niêm mạc:
Là loại áp-xe hay gặp, bệnh nhân có cảm giác đau tức ở vùng hậu môn, thăm trực tràng thấy khối áp-xe căng phồng ấn đau.
Điều trị: Rạch ngay trên ổ áp-xe chỗ phồng nhất, rạch cả phần niêm mạc và da, vào tận ổ áp-xe. Có thể cắt bỏ vết thương lấy bỏ luôn vết nứt trĩ và nhất là hốc tuyến, nơi xuất phát của áp - xe. Bộc lộ rõ đáy của ổ áp-xe.
2. Áp-xe giữa các lớp cơ
Là nhiễm trùng của hốc tuyến lan qua niêm mạc vào giữa các lớp cơ.
Bệnh nhân có cảm giác đau rát hoặc tức và nặng ở hậu môn, nhất là khi đi ngoài, toàn thân có thể sốt.
Thăm trực tràng thấy một khối phông mềm và đau.
Điều trị:
Nong hậu môn, để hai van nhỏ, bộc lộ vùng rạch, rạch qua trành trực tràng ngay trên ổ áp-xe, đường rạch phải rộng cho đến da ở rìa hậu môn để đảm bảo dẫn lưu cho tốt.
3. Áp-xe hố ngồi trực tràng:
Chiếm khoảng 30% nằm ở hai bên hậu môn, đôi khi ở khá sâu và có thể tích rất lớn.
Nguyên nhân có thể là do áp-xe dưới da và niêm mạc hoặc áp-xe giữa các cơ lan sang.
Triệu chứng: Đau tức vùng hố ngồi nên bệnh nhân không dám ngồi. Triệu chứng nhiễm trùng rõ, thăm trực tràng ít có giá trị.
Điều trị: Rạch da dài 2 - 3 cm ở ngay đỉnh ổ áp-xe, mủ sẽ chảy ra do áp lực, sau đó cho ngón tay vào thăm dò điểm gốc của áp-xe, tiếp tục rạch đến điểm gốc áp-xe phía ngoài cơ thắt hậu môn.
4. Áp-xe chậu hông trực tràng:
Là loại hiếm gặp, nguyên nhân do nhiễm trùng tiết niệu sinh dục ở vùng chậu hông bé hoặc nhiễm trùng xa hơn.
Triệu chứng: cảm giác đau tức nặng ở trực tràng và triệu chứng nhiễm trùng toàn thân. Thăm trực tràng thấy một khối phồng đau, mềm ở trên cao thành bên của trực tràng.
Điều trị: Chích rạch qua thành trực tràng như chích tháo áp-xe.
Những triệu chứng của áp-xe hậu môn
Áp-xe hậu môn thường xảy ra ở nam giới độ tuổi trung niên và thanh niên, ổ áp-xe thường ở vị trí dưới da 2 bên hậu môn. Dưới đây là triệu chứng của áp-xe hậu môn:
Khối cứng sưng tấy: thời kỳ đầu xuất hiện 1 khối cứng và sưng quanh hậu môn, dần dần to lên, nếu để lâu có thể tự võ.
Đau: là triệu chứng thường thấy nhất của áp-xe hậu môn, dần dần bị nặng hơn có thể sưng tấy, đau rát làm cho người bệnh đi lại bất tiện, đau không ngồi được.
Ngứa: do sự kích thích của dịch nhầy trong hậu môn và dịch mủ bên ngoài hậu môn tăng lên làm cho vùng da quanh hậu môn luôn ẩm ướt, ngứa ngáy.
Sưng: diềm hậu môn sưng thành cục, là một trong những triệu chứng thường gặp, nếu ổ áp-xe phát viêm cấp tính không dẫn lưu được thì càng sưng to.
Triệu chứng toàn thân: người mắc bệnh áp-xe hậu môn thường có hiện tượng sốt và nóng đỏ cục bộ, sốt nhẹ, cũng có lúc sốt cao, nhiệt độ khoảng 37 - 40 độ C. Ngoài ra người bệnh thấy toàn thân khó chịu, ăn uống kém, ngủ không ngon.
Chảy mủ: dịch mủ nhiều hay ít lên quan tới ống, rò hậu môn to nhỏ, dài ngắn khác nhau. Ổ áp-xe mới hình thành hoặc viêm cấp tính thường có mủ nhiều, mùi hôi, dịch mủ vàng và đặc.
Làm thế nào chữa áp-xe hậu môn?
Để chữa khỏi bệnh áp-xe hậu môn, người bệnh nên đến bệnh viện có chuyên khoa về hậu môn trực tràng để điều trị. Hiện tại Bệnh viện Đa khoa y học cổ truyền Hà Nội đã áp dụng kỹ thuật tiên tiến HCPT để điều trị áp- xe hậu môn. Đây là kỹ thuật mổ xâm lấn ít, không ảnh hưởng đến các tổ chức xung quanh, không đau, không chảy máu, phẫu thuật một lần là khỏi triệt để, mang lại sự hài lòng cho bệnh nhân.
Chuyên gia khuyến cáo: mắc bệnh áp-xe hậu môn, bạn nên đến các bệnh viện có chuyên khoa trực tràng hậu môn để điều trị. Ngoài ra bình thường bạn nên làm tốt công tác phòng chống, chú ý ăn uống vệ sinh, đảm bảo sạch sẽ, tạo thói quen đại tiện đúng giờ, gữ vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ.
Rò hậu môn
Rò hậu môn là nhiễm khuẩn mãn tính ở vùng hậu môn trực tràng, đường rò là một đường hầm, phía trong là một tổ chức hạt mãn tính do quá trình viêm mãn tính tạo nên.
Rò hậu môn là hậu quả của áp-xe quanh hậu môn trực tràng không được điều trị, vỡ ra thành đường rò. Như vậy, rò hậu môn và áp-xe trực tràng là hai giai đoạn của một quá trình bệnh lý, áp-xe là giai đoạn cấp tính, rò hậu môn là giai đoạn mãn tính. Để đề phòng rò hậu môn cần phát hiện và điều trị tốt các loại áp-xe quanh hậu môn trực tràng.
Nguyên nhân:
Rò hậu môn bao giờ cũng bắt nguồn từ các áp-xe hậu môn trực tràng không được điều trị hay điều trị không đúng lúc hoặc không đúng kỹ thuật.
Các loại rò hậu môn:
+ Rò không hoàn toàn: đường rò chỉ có một lỗ hay còn gọi là rò chột.
+ Rò hoàn toàn: lỗ trong và ngoài thông với nhau.
+ Rò phức tạp: đường rò ngoằn ngoèo nhiều ngóc ngách, nhiều lỗ thông ra ngoài da còn gọi là rò móng ngựa.
+ Rò trong cơ thắt: là loại rò nông là hậu quả của áp-xe dưới da cạnh hậu môn.
+ Rò qua cơ thắt: đường rò đi qua cơ thắt và là hậu quả của áp-xe vùng hố ngồi trực tràng.
+ Rò ngoài cơ thắt: là hậu quả của áp-xe vùng chậu hông trực tràng.
Triệu chứng:
thường thấy sau một thời gian ổ áp-xe quanh hậu môn tự vỡ, vết thương tự liền lại được nhưng để lại một lỗ đóng vảy khô thỉnh thoảng chảy mủ hoặc dịch vàng hôi, tái đi tái lại nhiều lần.
+ Đôi khi thấy ngứa hay xì hơi qua lỗ rò.
+ Thăm khám thấy tại chỗ cứng chắc, ấn vào đau, khám hậu môn có thể thấy lỗ rò trong.
Các vi khuẩn có thể gặp ở đường rò là các vi khuẩn đường ruột như E.coli, liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, ngoài ra có thể do lao.