Làm thế nào kiểm soát mệt mỏi ở vận động viên có thể giúp bệnh nhân ung thư

Làm thế nào kiểm soát mệt mỏi ở vận động viên có thể giúp bệnh nhân ung thư

Hiện nay, đối với những bệnh nhân ung thư, việc tiếp nhận điều trị là một khó khăn, tuy nhiên trong quá trình điều trị họ có thể phải trả qua các cơn đau về thể xác lẫn tinh thần, ngoài ra các rối loạn hoặc tác dụng phụ của những lần hóa trị gây ra sẽ khiến cho cơ thể mệt mỏi và dần kiệt sức. Vì thế bây giờ, các chuyên gia sức khỏe thường đưa ra lời khuyên cho bệnh nhân nên tham gia vào các hoạt động thể chất nhẹ hoặc có thể là đọc sách hay tham gia các hoạt động ngoại khóa để có thể giúp cho tinh thần thoải mái hơn và sẽ giúp ích vào việc điều trị rất nhiều.

Từ một nghiên cứu của Đại học Alberta, qua đó các nhà nghiên cứu đang xác định các biến thể ở những bệnh nhân ung thư làm cho họ luôn cảm thấy mệt mỏi cực độ, và đây có thể được xem là chìa khóa trong việc kiểm soát tốt nhất về tình trạng kiệt sức đang xảy ra ở bệnh nhân ung thư.

Nhà nghiên cứu Karin Olson, dẫn đầu nhóm nghiên cứu, đã thử nghiệm tình trạng mệt mỏi ở 5 nhóm bệnh nhân khác nhau có những triệu chứng phổ biến, trong đó bao gồm những trường hợp được chẩn đoán ở giai đoạn muộn. Ngoài ra trong 5 nhóm này còn có những bệnh nhân là vận động viên marathon bị các rối loạn trầm cảm nặng hoặc hội chứng mệt mỏi mãn tính.

Sau khi khi phỏng vấn những người tham gia nghiên cứu trong mỗi nhóm, họ đã rất ngạc nhiên về sự giống nhau về sự mệt mỏi ở cả 5 nhóm. 

Theo Olson, ở nhóm các vận động viên, báo cáo cho thấy khi bắt đầu xuất phát, suy nghĩ họ rất kiên định về cuộc đua, đối thủ của họ, tâm trí của họ chỉ nghĩ về cuộc đua mà họ đang tham gia.

Nhưng khi cuộc đua bắt đầu, khả năng suy nghĩ của họ bắt đầu trở nên khó khăn hơn và không còn để ý đến xung quanh, lúc này họ chỉ tự trò chuyện với bản thân và lên kế hoạch để đi đến đích cuối cùng.

Ngoài ra các nhà nghiên cứu cũng nhận ra những thay đổi tương tự trong các nhóm khác mà họ đã nghiên cứu.

Ví dụ: Ở những bệnh nhân ung thư ở giai đoạn muộn, họ thường có những suy nghĩ rất kiên định khi bắt đầu điều trị, nhưng cuối cùng họ luôn cảm thấy khó khăn trong việc tiếp tục điều trị và suy nghĩ họ bị lung lay bởi những cuộc trò chuyện bên ngoài xã hội, khi đó họ muốn ngừng điều trị vì cơ thể đã dần kiệt sức. 

Theo Olson lưu ý một sự khác biệt chính giữa những bệnh nhân vận động viên so với bệnh nhân ung thư là: Đối với những bệnh nhân ung thư họ luôn cảm thấy mệt mỏi, đôi khi tình trạng này càng trở nên nghiêm trọng sau mỗi lần điều trị, bên cạnh đó giấc ngủ họ bị gián đoạn thường xuyên và những hoạt động đơn giản trong cuộc sống hàng ngày của họ bị ảnh hưởng. Và tình trạng này không hề xảy ra ở những nhóm bệnh nhân còn lại khi tham gia nghiên cứu. 

Không những thế nhóm nghiên cứu cũng bị thu hút bởi những phát hiện ở nhóm bệnh nhân vận động viên cho thấy đã có một số thay đổi trong chương trình của họ như cự ly ngắn lại hoặc chạy trong thời gian ít đi nhưng vẫn đáp ứng được các mục tiêu dài hạn.

Hiện tại việc điều trị ung thư thường phải được tuân thủ theo một phác đồ điều trị quy định, và "thời gian nghỉ ngơi" giữa các giai đoạn điều trị có thể giúp bệnh nhân kiểm soát được triệu chứng như mệt mỏi hoặc các các tác dụng phụ khác có thể xảy ra trong điều trị. Đôi khi, việc điều trị có thể bị gián do các triệu chứng ngày càng trầm trọng hoặc các tác dụng phụ gây ra tình trạng kiệt sức của bệnh nhân. Vì thế, một số nghiên cứu gần đây cho thấy sự chậm trễ trong việc tiếp tục các giai đoạn điều trị tiếp theo có thể tác động tiêu cực đến kết quả sức khỏe của bệnh nhân, các nhà nghiên cứu chia sẻ.

Olson cho biết thêm: Nếu khuyến khích bệnh nhân ung thư tham gia vào một chương trình thể dục nhẹ được duy trì giữa các giai đoạn điều trị qua đó có thể giúp kiểm soát sự mệt mỏi cũng như hạn chế đi sự gián đoạn trong điều trị.

Nghiên cứu: "Tình trạng mệt mỏi và kiệt sức được nhận thức ở những vận động viên marathon", đã được công bố trên Qualitative Health Research

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...