Giãn Dây Chằng Cổ Tay

Giãn Dây Chằng Cổ Tay

Giãn dây chằng cổ tay là gì?

Giãn dây chằng cổ tay là chấn thương phổ biến, thường xảy ra ở các vận động viên. Thông thường khi trượt té mọi người dùng tay đưa ra chống đỡ. Nhưng khi bàn tay chạm đất, khi đó lực sẽ làm bàn tay bị bẻ cong về phía cẳng tay. Điều này có thể kéo căng các dây chằng nối cổ tay và xương tay. Kết quả có thể bị rách nhẹ dây chằng hoặc thậm chí tình trạng nặng hơn là đứt dây chằng hoàn toàn.

Nguyên nhân gây giãn dây chằng cổ tay là gì?

Hiện nay, nguyên nhân chính gây giãn dây chằng cổ tay là do té ngã. Bên cạnh đó, các nguyên nhân khác sau đây cũng gây ra tình trạng này, bao gồm:

  • Bị đánh vào cổ tay.
  • Tạo áp lực lên lên cổ tay hoặc xoắn cổ tay.

Ngoài ra những đối tượng thường bị giãn dây chằng cổ tay như:

  • Cầu thủ bóng rổ.
  • Cầu thủ bóng chày.
  • Người tập thể hình.
  • Thợ lặn.
  • Người trượt ván.

Triệu chứng thường gặp ở giãn dây chằng cổ tay là gì?

Thông thường có rất nhiều dấu hiệu có thể nhận biết được tình trạng này, sau đây là các triệu chứng thường gặp nhất, như:

  • Đau.
  • Sưng.
  • Đau và ấm quanh vết thương.
  • Cảm thấy cổ tay như bị xé rách.
  • Bầm tím.

Ngoài ra, tình trạng giãn dây chằng hiện có 3 cấp độ giãn dây:

  • Cấp I: Đau kèm theo tổn thương nhẹ dây chằng.
  • Cấp II:

    Đau, tổn thương dây chằng nặng hơn, cảm giác lỏng lẻo ở khớp và cổ tay mất chức năng.
  • Cấp III: Đau, dây chằng bị rách hoàn toàn, khớp lỏng lẻo nghiêm trọng và mất chức năng.

Phương pháp điều trị giãn dây chằng cổ tay như thế nào?

Cho đến nay, trong các trường hợp chấn thương giãn dây chằng từ nhẹ đến vừa có thể tự khỏi trong một khoảng thời gian, và một số phương pháp có thể được sử dụng, bao gồm:

  • Nghỉ ngơi cổ tay ít nhất 48 giờ.
  • Băng cổ tay để giảm đau và sưng: Bệnh nhân có thể băng từ 20-30 phút mỗi 3-4 giờ trong 2-3 ngày hoặc cho đến khi cơn đau biến mất.
  • Thường xuyên nâng cổ tay cao hơn tim, có thể để tay lên gối.
  • Dùng thuốc giảm đau kháng viêm: Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), như Advil, Aleve hoặc Motrin, giúp hạn chế những cơn đau và sưng. Tuy nhiên, những loại thuốc này luôn có tác dụng phụ theo kèm, như tăng nguy cơ chảy máu và loét. Vì vậy, bệnh nhân chỉ nên dùng các thuốc này khi bác sĩ chỉ định.
  • Sử dụng nẹp để cố định cổ tay: Tuy nhiên bệnh nhân chỉ nên thực hiện phương pháp này trước khi đến gặp bác sĩ. Sau đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân có nên tiếp tục dùng nẹp hay không. Và nếu sử dụng một nẹp quá lâu có thể dẫn đến tình trạng cứng cơ và yếu đi trong một số trường hợp.
  • Tập các bài căng cơ nếu bác sĩ đề nghị: Tốt nhất là bệnh nhân nên đi khám bác sĩ chuyên khoa vật lý để được hướng dẫn chương trình cụ thể cho tình trạng của họ.

Tuy nhiên, đối với giãn dây chằng cấp độ III, trong đó dây chằng bị đứt hoàn toàn, bệnh nhân có thể cần làm phẫu thuật để sửa chữa.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...