Gãy Xương Mắt Cá Chân

Gãy Xương Mắt Cá Chân

Gãy xương mắt cá chân là gì?

Gãy xương mắt cá chân hay gãy xương bàn chân (tên tiếng Anh là Broken Ankle/Broken Foot), là hiện tượng khớp xương ở mắc cá chân bị gãy, hoặc trật ra khỏi vị trí cố định. Hiện tượng này có thể nhẹ (như bong gân) hoặc nặng (gây trật khớp). Gãy xương mắt cá chân có thể gây đau, và nêu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra tàn tật vĩnh viễn.

Hiện tượng khớp xương ở mắc cá chân bị gãy, hoặc trật ra khỏi vị trí cố định.

Hiện tượng khớp xương ở mắc cá chân bị gãy, hoặc trật ra khỏi vị trí cố định.

Nguyên nhân gây ra gãy xương mắt cá chân là gì?

Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân gây ra gãy xương mắt cá chân. Trong đó, một trong những nguyên nhân chính thường là do sự va đập vào mắt cá chân, tai nạn giao thông, hoặc té ngã.

Sau đây là các yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng bị Gãy xương mắt cá chân bao gồm:

- Chơi các môn thể thao cần đến sự vận động mạnh:

Như bóng đá, múa ba lê, tennis, võ thuật.

- Sử dụng thiết bị thể thao không phù hợp:

Giày thể thao quá mòn hoặc không vừa chân có thể gây té ngã, dẫn đến tình trạng gãy xương. Phương pháp tập luyện không đúng cách như không khởi động và kéo dãn cơ cũng có thể gây chấn thương ở mắt cá chân.

- Nhà cửa không ngăn nắp:

Việc đi lại trong nhà với quá nhiều vật dụng bừa bãi hoặc thiếu ánh sáng có thể dẫn đến việc té ngã, gây chấn thương mắt cá chân.

- Vận động viên nữ:

Các vận động viên nữ thường khắt khe trong chế độ ăn uống, điều này dẫn đến rồi loạn kỳ kinh nguyệt và bệnh loãng xương, dẫn đến nguy cơ cao bị gãy xương mắt cá chân.

Chơi các môn thể thao cần đến sự vận động mạnh như bóng đá, múa ba lê, tennis, võ thuật.

Chơi các môn thể thao cần đến sự vận động mạnh như bóng đá, múa ba lê, tennis, võ thuật.

Triệu chứng thường thấy ở gãy xương mắt cá chân là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng sau đây là thường gặp khi Gãy xương mắt cá chân bao gồm:

- Đau nhói ngay lập tức.

- Đau tăng khi cử động và giảm khi nghỉ ngơi.

- Sưng.

- Bầm tím.

- Biến dạng khớp.

- Khó khăn khi đi lại hay chịu đựng, mang vác đồ nặng.

Đau tăng khi cử động và giảm khi nghỉ ngơi.

Đau tăng khi cử động và giảm khi nghỉ ngơi.

Điều trị gãy xương mắt cá chân

Hiện nay, tùy vào vị trí gãy hay mức độ nghiêm trọng của chấn thương thì bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho từng đối tượng khác nhau. Sau đây là các phương pháp điều trị bao gồm:

Thuốc

- Bác sĩ có thể cho thuốc giảm đau, tùy mức độ nặng nhẹ mà loại thuốc giảm đau sẽ khác nhau.

Vật lý trị liệu

- Sau khi xương đã lành, thì cần phải nới lỏng cho cơ và dây chằng ở mắt cá chân và bàn chân. Vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn các bài tập để cải thiện tính linh hoạt và sức mạnh cho cơ.

Phẫu thuật và các thủ thuật khác

Nếu phần xương bị gãy tách rời, bác sĩ có thể cần phải sắp xếp các mảnh xương trở lại vị trí thích hợp.

Nếu phần xương bị gãy tách rời, bác sĩ có thể cần phải sắp xếp các mảnh xương trở lại vị trí thích hợp.

- Kéo nắn: Nếu phần xương bị gãy tách rời, bác sĩ có thể cần phải sắp xếp các mảnh xương trở lại vị trí thích hợp - quá trình này gọi là kéo nắn. Tùy thuộc vào tình trạng đau và sưng, khi đó có thể cần thêm thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau hoặc gây mê toàn thân trước khi làm thủ thuật này.

- Bất động: Để chữa lành, xương bị gãy phải được cố định để có thể gắn lại với nhau. Trong hầu hết trường hợp, điều này cần thời gian để cố định xương.

- Ngoài ra, các trường hợp bị vi nứt gãy hoặc nứt xương nhỏ, thì có thể chỉ cần mang băng ép hoặc mang giày dép có đế cứng. Tuy nhiên, trong trường hợp gãy một ngón chân thì có thể băng cố định ngón gãy với ngón kế bên và kẹp thêm 1 nẹp gỗ nhỏ giữa 2 ngón.

- Phẫu thuật: Trong một số trường hợp, bác sĩ phẫu thuật có thể sử dụng ốc vít để duy trì vị trí thích hợp của xương trong thời gian chữa lành. Những vật liệu này có thể được gỡ bỏ sau khi xương đã được chữa lành.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...