Gãy Xương Cánh Tay
Gãy xương cánh tay là gì?
Gãy xương cánh tay là một hoặc nhiều xương của cánh tay bị nứt. Thông thường, một cánh tay bị gãy bao gồm một hoặc nhiều xương của cánh tay như xương trụ, xương quay và xương cánh tay. Hiện nay, Gãy xương cánh tay là một chấn thương phổ biến xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Đối với người lớn, gãy xương cánh tay chiếm gần một nửa số ca gãy xương. Còn ở trẻ em, gãy xương cánh tay chỉ đứng sau gãy xương đòn.
Một hoặc nhiều xương của cánh tay bị nứt.
Nguyên nhân gây ra gãy xương cánh tay là gì?
Hiện nay, có nhiều nguyên nhân gây gãy tay. Tuy nhiên, các nguyên nhân thường gặp sau đây ở Gãy xương cánh tay bao gồm:
- Té ngã:
Té ngã trong khi bàn tay đang duỗi hay khuỷa tay chạm đất là nguyên nhân thường gặp nhất của gãy tay.
- Tổn thương trong thể thao:
Chịu lực trực tiếp hay té ngã trên sân cỏ đều gây gãy xương với nhiều dạng khác nhau.
- Chấn thương:
Bất kể xương nào ở tay đều có thể gãy trong tai nạn xe máy, xe đạp hoặc bất cứ một chấn thương trực tiếp nào.
- Hành hung trẻ nhỏ:
Đối với trẻ em, gãy xương có thể xảy ra sau khi bị đánh đập hay hành hung.
Té ngã trong khi bàn tay đang duỗi hay khuỷa tay chạm đất.
Ngoài các nguyên nhân đã nêu ở trên thì các yếu tố nguy cơ sau đây làm tăng khả năng gây ra gãy xương cánh tay như:
- Một số môn thể thao:
Bất kỳ môn thể thao nào liên quan đến tiếp xúc thân thể hoặc có nhiều nguy cơ bị ngã, bao gồm bóng đá, bóng bầu dục, thể dục dụng cụ, trượt tuyết và trượt ván, đều làm tăng nguy cơ bị gãy xương cánh tay.
- Các bất thường về xương:
Các tình trạng làm suy yếu xương như loãng xương và khối u xương, làm tăng nguy cơ gãy xương cánh tay. Loại gãy này được gọi là gãy xương bệnh lý.
Triệu chứng thường thấy ở gãy xương cánh tay là gì?
Sau đây là các triệu chứng thường gặp của gãy xương cánh tay là:
- Tiếng gãy răng rắc hoặc nứt.
- Đau nhức trong xương cánh tay, có thể tăng khi chuyển động.
- Sưng.
- Bầm tím.
- Biến dạng như cánh tay hoặc cổ tay cong lại.
- Không thể xoay cánh tay để lật lòng bàn tay sấp hoặc ngửa.
Biến dạng như cánh tay hoặc cổ tay cong lại.
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Nên đi khám bác sĩ ngay khi tai nạn xảy ra nếu có các dấu hiệu sau:
- Đau tại nơi tổn thương, không giảm đau sau khi chườm đá hay sau khi sử dụng các thuốc giảm đau.
- Sưng một vùng rộng, biến dạng so với tay còn lại.
- Đau và giảm cử động tay bị tổn thương.
- Đau tại một nơi khi ấn.
Bác sĩ có thể sẽ khuyên người bị thương đến ngay phòng cấp cứu khi họ xuất hiện một số dấu hiệu sau:
- Lộ xương ra ngoài da.
- Chảy máu nhiều tại vết thương hở.
- Không thể cử động hoặc mất cảm giác hoàn toàn nơi tổn thương.
- Tay bị chấn thương biến dạng rõ rệt so với bình thường.
- Mất ý thức.
- Có nhiều chấn thương khác kèm theo.
Điều trị gãy xương cánh tay
Hiện nay, điều quan trọng nhất khi bị gãy xương cánh tay là cố định cánh tay, bằng cách sử dụng một chiếc khăn như một băng đeo và đặt nó dưới cánh tay, sau đó quàng quanh cổ. Một cách tiếp cận khác để giữ cho cánh tay không di chuyển là định vị với một tờ báo cuộn lại, buộc dọc theo vùng bị sưng và giữ nó đúng vị trí.
Ngoài ra, người bi thương cũng có thể chườm đá lạnh cho khu vực bị thương. Cách này có thể giúp giảm đau và sưng. Người bị thương có thể đặt đá lạnh trong một cái túi và để nó trên cánh tay trong vòng 20-30 phút mỗi lần. Tuy nhiên, người bị thương nên đặt một chiếc khăn bao quanh túi nước đá hoặc giữa túi nước đá và da để bảo vệ da khỏi bị quá lạnh. Người bị thương tuyệt đối không đặt đá trực tiếp lên da.
Không những thế điều đáng quan tâm nhất để điều trị chấn thương trên là xác định xem loại gãy xương nào khi đó bác sĩ có thể đưa ra các hướng điều trị bằng cách chăm sóc ngoại trú hoặc phải nhập viện.
Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp cánh tay bị gãy sẽ có thể được điều trị tại khoa cấp cứu.
Thực tế hiện nay, hầu hết các trường hợp gãy xương tay đều cần được nẹp hoặc bó bột để cố định xương bị gãy. Một số vết nứt đặc biệt ở cánh tay và vai trên có thể chỉ cần cố định với quai đeo.
Ngoài việc nẹp cánh tay bị gãy, bác sĩ sẽ kê toa thuốc để kiểm soát cơn đau và băng để giảm sưng.
Sử dụng một chiếc khăn như một băng đeo và đặt nó dưới cánh tay.
Thông thường, các vết thương sau đây bác sĩ có thể yêu cầu người bị thương cần nhập viện là:
- Xương chọc qua da hoặc có vết rách trên khu vực xương gãy.
- Gãy xương có liên quan đến tổn thương thần kinh.
- Gãy xương có liên quan đến tổn thương mạch máu.
Giống với gãy xương chân, thời gian để gãy xương cánh tay lành hẵn rất khó xác định. Thực tế, thời gian phục hồi sẽ phụ thuộc vào vị trí và mức độ chấn thương. Thông thường, bệnh nhân có thể mất từ 4-6 tuần để xương lành lại. Trong thời gian này, bệnh nhân nên thường xuyên đi tái khám để biết tốc độ phục hồi của chấn thương và được bác sĩ hướng dẫn các bài tập luyện cho tay.
Bên cạnh đó, để cho chấn thương mau lành, bệnh nhân nên thường xuyên nghỉ ngơi và có chế độ sinh hoạt hợp lý. Bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên bệnh nhân nên bổ sung nhiều canxi, vitamin D cùng nhiều loại trái cây để xương mau hồi phục.