Dự phòng đau thắt lưng
Mặc dầu bệnh lý của hội chứng đau thắt lưng khởi phát chủ yếu do những yếu tố cấu trúc của cột sống, nhưng vấn đề dự phòng một cách có ý thức khoa học vẫn có tầm quan trọng đặc biệt. Vấn đề dự phòng phải được đặt ra rất sớm, ngay từ lúc trẻ sơ sinh. Bằng phong cách sinh hoạt hợp lý, những hoạt động trong đời sống, nghề nghiệp và thể thao thích hợp, có thể tránh được những yếu tố bất lợi làm giảm mức độ nặng của bệnh và còn giúp cho quá trình phục hồi chức năng diễn biến thuận lợi.
I. TRỪ BỎ NHỮNG BIẾN DẠNG TIỀN THOÁI HOÁ
Vận động cột sống, cũng như quá trình chuyển hoá đĩa đệm cột sống, phụ thuộc vào sự phối hợp chung của nhiều bộ phận có liên quan, trong đó có những yếu tố quan trọng là cấu trúc và sự cân bằng về hình thái của cột sống và hai chi dưới. Nếu những bộ phận này sẵn có những biến dạng (lệch vẹo cột sống, chân đài, chân ngắn...) thì đĩa đệm sẽ chịu những tác động không cân đối. từ đó sẽ thúc đẩy quá trình thoái hoá đĩa đệm. Người ta gọi nó là những biến dạng tiền thoái hoá. Muốn dự phòng một cách chủ động bệnh lý đĩa đệm cần phải tìm cách loại trừ những biến dạng đó. Dưới đây là những biến dạng tiền thoái hoá thường gặp:
1. Ưỡn quá mức cột sống thắt lưng bệnh lý (bụng phệ, tư thế đứng sai lệch).
2. Bệnh Scheuermann.
3. Hai chân dài không đều (chân thọt).
4. Đùi bị cất cụt.
5. Nứt mỏm đốt sống.
6. Trượt đốt sống.
7. Dư thừa đoạn cột sống thắt lưng.
8. Đốt sống đoạn chuyển tiếp Th12 - L1, Lã - S1) không cân đối.
9. Tư thế sai lệch CSTL (vẹo, gù...) do di chứng viêm hay gãy đốt sống.
II. PHONG CÁCH SINH HOẠT CHUNG
Từ khi lọt lòng mẹ, hai năm tuổi đời đầu tiên là giai đoạn phát triển có tính chất quyết định của đĩa đệm cột sống. Ở đây, con người phải hoàn thành một giai đoạn chuyển tiếp từ tư thế nằm ngang mất tải sang tư thế đứng thẳng chịu tải của cột sống, đồng thời các mạch máu cũng dần dần biến đi ra khỏi đĩa đệm và tất nhiên sự nuôi dưỡng đĩa đệm trở nên xấu dần. Để cho sự chuyển tư thế đó không bị đột ngột và thái quá, các bà mẹ không nên bắt ép trẻ em phải tập ngồi, tập đứng, đi quá sớm; vì trong thời gian này, các đường cong sinh lý trên mặt phẳng đứng dọc của cột sống chưa được phát triển, nên lực tác động lên đĩa đệm do tư thế ngồi và đứng là rất lớn. Đặc biệt do khối lượng đầu của trẻ em tương đối lớn, nên đĩa đệm cột sống cổ phải gánh chịu trọng tải quá lớn. Vì vậy, các biện pháp buộc trẻ em phải ngả đầu ra phía trước (trẻ em ngồi ghế dẻo xe đạp, ngồi trong ôtô hay khi ăn, gối cố định đầu quá cao...) đều không có lợi cho sự phát triển của đĩa đệm. Đường cong ưỡn thắt lưng trong lứa tuổi này chưa phát triển nên cột sống càng ngày càng lâm vào tư thế quá gù. Trường hợp bệnh còi xương ở trẻ em cũng xuất hiện lưng gù do các cơ quan chức năng giữ và tựa đỡ bị suy yếu. Sự phát triển khả năng vận động ở một trẻ em bình thường trong giai đoạn đang bú và thôi bú phải được đảm bảo tốt, nhất là sự phát triển tự nhiên. Đứa trẻ sẽ tự tìm cho mình một tư thế thích hợp và thay đổi luôn luôn giữa tư thế mất tải và chịu tải của từng giai đoạn vận động cột sống. Tình trạng quá tải một bên, không cân đối, sẽ không thể xảy ra được.
Tư thế nằm của trẻ em được coi như là điều kiện đặc biệt thuận lợi cho sự chuyển hoá ở khoang gian đốt, vì các thân đốt và đĩa đệm được gánh bớt tải nhiều nhất do sự co kéo của các cơ duỗi thắt lưng trên tựa của các khớp đốt sống, hơn nữa nhu cầu phát triển của đường cong ưỡn thắt lưng và ưỡn cổ cũng đòi hỏi những vận động đó.
Từ 3 đến 6 tuổi, đứa trẻ ham chơi, ưa hoạt động tự do thoải mái, tự động tìm cho mình một nhịp điệu thay đổi từ thế vận động cột sống thích hợp giữa những hoạt động và nghỉ ngơi, trong đó quá trình hoạt động tích cực chiếm tư thế.
Trong vườn trẻ, ở nhà trường hay khi xem vô tuyến truyền hình, trẻ em buộc phải ngồi lâu trong ngày, trong đó những tư thế bất lợi sẽ tác động xấu tới "số phận của đĩa đệm" Schoberth (1969) đã khám nghiệm trên 1000 trẻ em ở lứa tuổi từ 6 đến 14 thường xuyên ở tư thế "ngồi buông thả tự do" (không có tựa), nhận thấy tất cả đều bị gù hoàn toàn cột sống, vì trong tư thế này áp lực trọng tải đĩa đệm là đặc biệt lớn.
Trên các ghế ở nhà trường không đúng tiêu chuẩn, học sinh buộc phải ngồi trong tư thế gò bó, làm cho cột sống không được thay đổi vận động. Một yêu cầu cấp thiết đối với học sinh và những người làm các ngành, nghề mà công việc buộc phải ngồi, cúi hoặc ưỡn nhiều đều phải tập thể dục giữa giờ trên mặt đất hay thang tập... Không nên coi những giờ chơi dài cho học sinh có thể thay cho giờ tập thể dục được.
Ở lứa tuổi thanh nhiên, quá trình thay đổi tư thế cột sống một cách tự phát, bắt buộc sẽ mất dần; trái lại tư thế không đổi, bất lợi, nhiều khi lại duy trì kéo dài một cách tự nguyện.
Trạng thái tĩnh, không đổi được duy trì lâu trong tư thể đứng, ngồi hoặc nằm này sẽ dẫn tới sự ngưng trệ quá trình trao đổi chất ở vùng ranh giới đĩa đệm. Vì vậy, hoạt động hàng ngày của con người phải được điều hòa thay đổi tư thể luân phiên giữa trạng thái mang tải và không tải. Ngày nay hoạt động hàng ngày của con người, trong nghề nghiệp và cuộc sống có xu hướng ngồi nhiều (lái xe, ngồi bàn giấy, đọc sách, xem truyền hình...; đặc biệt đối với người lái xe ô tô, nhất là loại xe quân sự như: xe tăng, xe bọc thép...), tư thế ngồi gò bó, ít thay đổi, kéo dài trong hoàn cảnh chật hẹp, không thoải mái, tác động xấu tới đĩa đệm cột sống nhiều hơn là sự rung xóc. Do đó, lái xe cần được nghỉ giải lao kết hợp với những động tác cần thiết trong những chuyến đi dài.
Không nên ngồi đứng lâu trong tư thế cúi hoàn toàn rồi lại đứng thẳng người lên một cách đột ngột, vì tác động đó dễ gây tác hại là đây đĩa đệm trật ra phía sau và bị lèn ép vào những khe rạn nứt bán kính của vòng sợi đã thoái hoá.
A. TƯ THẾ NGỒI
Ngồi một cách gò ép là tư thế chung gây tổn thương đĩa đệm cột sống. Sau một thời gian đứng lâu hoặc đi lâu, thường xuất hiện đau lưng, tới mức không thể chịu đựng được, buộc người ta phải ngồi nghỉ xuống ghế một lát, tình trạng đau đớn CSTL sẽ dịu dẫn đi... Đó là do CSTL buộc phải duy trì tư thế quá ưỡn quá lâu, giờ đây lại được trở lại tư thế duỗi khi ngồi nên các lỗ liên đốt và ống sống thắt lưng được mở rộng ra. Tư thế chống đầu hơi cúi ra trước của những bệnh nhân đau dây TK hông to cũng chứng tỏ rằng trạng thái giảm tải ở tư thế duỗi hoặc gù của CSTL tốt hơn tư thế ưỡn.
Tư thế ngồi là một bản năng di truyền lâu đời từ trong quá trình phát triển bào thai. Tất cả các biện pháp thực hiện được do dáng đi đứng thẳng như duỗi thắt lưng, duỗi khớp gối và háng, đến khi chuyển sang tư thế ngồi đều bị biến đổi ngược trở lại 90° nên sức nặng cơ thể lại trở thành yếu tố tăng thêm trọng tải cho CSTL. Vì vậy để giữ cho áp lực trọng tải cân đối nhất, điều quyết định là phải có tư thế ngồi cho đúng.
Trong tư thế ngồi cúi ra trước (hình 8.1), áp lực nội đĩa đệm tăng lên gần gấp hai khi đứng. Khi ngồi cúi ra trước, các cạnh trước đốt sống CSTL phải chịu tăng trọng tải, đồng thời lại chịu áp lực trọng tải lớn sẽ dễ gây nên chuyển dịch đĩa đệm ra sau, từ đó gây lôi hoặc thoái vị đĩa đệm. Khi ngồi thẳng với CSTL thẳng hoặc ưỡn, theo các kết quả đo áp lực nội đĩa đệm của Anderson (1974), nó sẽ thấp hơn về cơ bản so với ngồi gù lưng hết. mức.
Từ tư thế ngồi hơi cúi ra trước, động tác duỗi cột sống với ưỡn CSTL có thể làm được, nhưng lại đòi hỏi nhiều công của cơ lưng và cơ thân, mà cũng chỉ giữ được tư thế đó trong thời gian ngắn, vì vậy cần phải ngồi ở tư thế có tựa lưng. Cấu trúc của các tựa lưng của các ghế ngồi cần phải được bảo đảm như thế nào để cho tư thế co khớp háng ở 909 và khung chậu hơi ngả ra sau thì mới tạo nên cho CSTL có tư thế gù sinh lý.
Tựa đỡ lưng đã được Staffel đề nghị từ 1959, có tác dụng khử ưỡn hoàn toàn CSTL và trả lại hình dáng bình thường cho CSTL. Nhưng rất tiếc là phần lớn người bệnh đau thắt lưng trước đó không biết cách ngồi: họ tựa không đúng tư thế, hoặc đưa mông trượt ra trước mặt ghế. Trường hợp làm cho tư thế ngồi sai lệch là khi mặt ghế lại được làm nghiêng ra trước nên không làm khung chậu đứng trở lại và tái tạo ưỡn CSTL.
Tư thế ngồi lý tưởng là tư thế mà trong đó đĩa đệm, các dây chằng và các cơ chịu tải ít nhất. Vì chỉ có tư thế nằm mới đảm bảo mất tải cho tất cả các thành phần này, nên trong những khi phải ngồi lâu, tùy theo điều kiện người ta cố tạo nên một tư thế ngồi gần như nằm ngang để đáp ứng yêu cầu này. Nhiều người đã tạo cho mình những mặt ghế đủ dài để có thể đưa mông trượt ra trước và thân sẽ có tư thế nghiêng, do đó xuất hiện tư thế ngồi ngả ra sau cực mạnh với tư thê khung châu ngả ra sau. Tư thế này đầu tiên mang lại dễ chịu, vì trọng lượng phần trên cơ thể được mặt tựa của ghế đã. Trường hợp bản tựa của ghế dốc và cao, vì không có đệm tựa ở CSTL nên một đường gù hoàn toàn sẽ xuất hiện và kéo theo cả cột sống cổ vào. Nếu bây giờ bản tựa lưng của ghế được cấu trúc hợp lý với các gù sinh lý của CSTL và vùng cổ, tạo thêm khả năng đỡ thêm ở tư thể và góc thuận lợi thì ở độ nghiêng 400, người ta sẽ có một tư thế ngồi đảm bảo mất tải cho cột sống, các dây chằng và các cơ. Ở tư thế ngồi mất tải này, công giữ tư thế do các cơ cổ và thân phải tản ra sẽ ở mức thấp nhất (hình 8.3). Áp lực trọng tải tác động lên đĩa đệm sẽ giảm ở tất cả các khoang gian sống, ở CSTL nó nhỏ hơn 80 kp (kilo lực) và tiến gần sát tới mức của tư thế nằm ngang (Nachemson, (1974). Các kết quả đo áp lực nội đĩa đệm của Nachemson (1974) cũng như của Anderson và cộng sự đã chỉ ra rằng: áp lực trọng tải đĩa đệm CSTL càng giảm khi bản tựa lưng càng nghiêng. Các xét nghiệm điện cơ được tiến hành song song cũng chứng minh sự giảm của hoạt động cơ thân.
Trong tư thế ngồi mất tải, bản tựa lưng không được phép quá mềm và phải có độ ưỡn nhẹ ra trước ở vùng CSTL và cột sống cổ. Như vậy độ lớn của góc giữa đùi và trục thân được tăng lên cho tới 135 hoặc 1259 và cùng với bản tựa lưng đó, CSTL sẽ làm cho độ ngả của khung chậu ra sau bị giảm đi. Ở đây có các điểm đỡ chính là vùng chuyển tiếp ngực - thắt lưng và ở vùng đầu - gáy của cột sống.
Để làm cho góc nhìn được thuận lợi hơn, trục của đầu phải được giữ ở tư thế tạo với trục của thân một góc từ 10 đến 209 ra phía trước. Mặt ghế có độ dài vừa với chiều dài của đùi sẽ đốc ra sau một góc 109 và có thể có "lá chắn" bàn chân, không để thân người trượt ra trước.
Dáng như nằm của tư thế ngồi với ghế có góc tựa 459 đó có thể áp dụng cho một số nghề nghiệp và trong thời gian rảnh rỗi. Ở một số ghế nằm trong khi nghỉ ngơi và khi xem truyền hình, người ta có thể điều chỉnh được và tạo được tư thế mất tải, một cách dễ dàng. Trong các buồng lái các loại xe cơ giới, do độ cao ít ỏi của chỗ ngồi trên mặt nền xe hạn chế, tư thế ngồi mất tải này cũng thường được áp dụng trên thực tế.
Theo hướng dẫn tiêu chuẩn của Schoberth (1962) và Ferquet (1971), vùng thắt lưng phải được đỡ bằng một bản tựa lưng phù hợp, cứng và tới tận mép của khung chậu, các ghế ngồi phải có tay vịn để một phần trọng lượng của phần trên cơ thể được khuỷu tay gánh đỡ và như vậy công giữ tư thế của các cơ ở vai - gáy cũng giảm. Độ sâu phụ thuộc vào chiều cao của thân người và theo chiều dài của đùi. Mặt ngồi của ghế phải được cấu trúc hơi đốc từ trước ra sau một góc khoảng 5°. Độ cao của bàn viết tay phải có độ cao như thế nào để có thể tỳ cẳng tay tự do lên bàn mà không cần so vai. Chỗ ngồi làm việc, nơi mà nhiều người sử dụng trong phần lớn cuộc sống của mình phải thích hợp với từng tầm cỡ cơ thể là rất cần thiết. Những kiểu cỡ ghế và độ cao của bàn không được tính toán một cách khoa học đã buộc con người phải giữ lâu những tư thế bất lợi, gây tác động xấu lên CSTL. Tôi đã chữa cho một nhạc sĩ có tài bị đau lưng nặng do cột sống bị lệch vẹo. đốt sống biến dạng thành hình "đốt sống cá" vì quá say mẽ "hôn nhạc" nên tự tạo thói quen chỉ ngồi xếp chân vòng tròn trên chiếu khi viết nhạc bất kể ngày đêm.
Ở các trường học, nhất thiết phải dạy trẻ biết ngồi đúng bên bàn học. Nếu trẻ phải ngồi lâu với một bàn quá cao thì nó phải nâng vai mới đặt được tay lên bàn, cột sống sẽ bị cong vẹo. Nếu như bàn quá thấp thì trẻ bắt buộc phải cúi gập trên bàn, vai và đầu gục về trước và sẽ dẫn tới gù lưng. Do vậy cần phải điều chỉnh sao cho khoảng cách giữa chiều cao bàn và chỗ mặt ghế ngồi không thấp hơn 22cm và không cao hơn 27cm, ghế được đặt xa cạnh bàn độ 2 - 3cm, khuỷu tay cần đặt ở trên bàn viết (A.Svetlov,... 1987).
I. Điểm tỳ ụ ngồi - cùng (tư thế bình thường), gù thắt lưng - lưng đều đặn với bán kính lớn.
II. Điểm tỷ ụ ngồi đơn thuần: ưỡn thắt lưng, gù lưng.
III. Điểm tỳ ụ ngồi - đùi: đoạn cột sống lưng - thắt lưng thẳng.
IV. Điểm ấy u ngồi - lưng: ưỡn thắt lưng nói chung ít biểu hiện rõ và gù lưng. Các dáng điệu thay đổi theo độ dựa của vai vào bản tựa lưng ghế.
V. Điểm tựa ụ ngồi - cẳng tay: đùi trước, đùi - gan bàn chân: di chuyển trọng tâm ra trước. Tăng độ gù toàn bộ đoạn cột sống lưng - thắt lưng, với bán kính dần dần bị ngắn lại.
B. TƯ THẾ ĐỨNG
Dáng đứng thẳng với sự duỗi thẳng của khớp háng và ưỡn thắt lưng là yếu tố di truyền mới của con người. Đứng có nghĩa là chịu tải của đĩa đệm CSTL và cột sống cổ ở tư thể ưỡn. Khi tư thế sai lệch làm nghiêng khung chậu ra trước thì độ cong của ưỡn thắt lưng càng tăng lên. Vì lẽ đó mà nhiều bệnh nhân đã có những tổn thương đĩa đệm do những biến đổi hình thái cột sống từ trước, khi phải đứng lâu trong tư thế không đổi sẽ xuất hiện đau thắt lưng. Đau đớn này xuất phát từ sự thiểu năng của các cơ giữ thân và cũng từ bản thân đoạn vận động bị lỏng lẻo.
Để phòng tránh các đau đớn đó, người ta phải tận dụng từng hoàn cảnh mà làm gián đoạn quá trình đứng lâu bằng cách đi lại ít bước. Động tác đánh tay khi đi và sự thay đổi luân phiên làm trụ trong bước đi và chạy của hai chân một cách nhịp nhàng, đàn hồi, nhún nhảy, đều gắn liền với sự dao động áp lực nội đĩa đệm, có tác dụng thúc đẩy tốc độ trao đổi dịch thể trong khoang gian đốt.
Để làm giảm áp lực nội đĩa đệm ở đoạn dưới CSTL trong khi đứng lâu, cần tranh thủ thời cơ để tựa phần trên cơ thể hoặc vịn tay vào các vật xung quanh.
Trong khi đứng, đặc biệt là giữ lâu ở tư thế đứng khom lưng (cuốc đất, làm vườn...) sẽ có tác dụng xấu tới đĩa đệm và các cơ lưng. vì ở tư thế này áp lực nội đĩa đệm cao hơn trong tư thể đứng tháng. Các đĩa đệm có hình dạng cái nêm và có thể sẽ lồi ra phía sau khi cơ thể được dựng thăng đột ngột. gây nên đau đớn thắt lưng. Ngoài ra ở tư thế hơi cúi ra phía trước này, các cơ duỗi lưng buộc phải chịu đựng quá mức, nhất là trong hoàn cảnh chưa được rèn luyện, sẽ gây phản ứng đau đớn. Vì vậy bàn ghế làm việc cần phải đủ độ cao cần thiết để đảm bảo cho dựng thăng CSTL. Trong khi làm vườn và việc nội trợ gia đình, nên dùng các dụng cụ có cán dài. Nếu cần ghi chép ít phút thì nên dùng loại bục đứng như đại thi hào Gother (CHLB Đức) làm việc ở tư thế đứng.
Cũng như tư thế gù đã nói trên, tư thế quá ưỡn của CSTL cũng cần phải tránh. Do tư thế sai lệch và thiểu năng các cơ lưng nên quá ưỡn CSTL sẽ gây đau thắt lưng. Ngoài ra trong đời sống và nghề nghiệp, có nhiều hoàn cảnh gây quá ưỡn CSTL như đi xuống dốc, mang giày, guốc cao gót và những việc phải làm ở độ cao hơn tầm đầu (công nhân kiến trúc xây dựng...). Để phòng ngừa các chứng đau thắt lưng này, bên cạnh sự luyện tập các cơ tích cực, còn phải áp dụng các tư thế khử lệch nhất định làm cho phẳng các ưỡn thắt lưng hoặc ít nhất cần tạo điều kiện ngồi xuống ít phút. Có thể làm dịu bớt quá ưỡn CSTL bằng cách dựa vào tường với tư thế hơi co khớp háng và hơi ngả thân về phía trước hoặc chống tay vào lan can chẳng hạn, kể cả sự đặt chân luân phiên lên một bục hơi cao ở nền nhà cũng làm bớt ưỡn thắt lưng.
Tuỳ theo mức của phòng tránh đau do tư thế quá ưỡn CSTL, người ta có thể sử dụng bó đỡ thân.
Riêng đối với trẻ em, một nguyên nhân di lệch tư thế, cong vẹo cột sống có thể là do bế trẻ không đúng, chỉ bế trẻ một bên tay. Cũng có thể là do trường hợp để trẻ ngồi, đứng hay dạy trẻ đi quá sớm khi cơ duỗi lưng còn chưa phát triển đầy đủ (chưa được chuẩn bị để chịu tải tĩnh). Tuỳ theo độ tuổi khác nhau, cần chú trọng cho trẻ tập nhiều những bài thể dục riêng cho những nhóm cơ bụng và cơ lưng - các bài tập ưỡn lưng, vươn bả vai, nghiêng người, giơ cao chân khi nằm ngửa. Cần dạy trẻ đi một cách tự nhiên, giữ đầu thẳng và không gù về phía trước.
Những sai lệch tư thế thường gặp rất nhiều trong học sinh mẫu giáo. Cần giáo dục để bảo đảm cho cơ thể phát triển đúng đắn, tư thế cân đối và sự phối hợp động tác tốt. Nhu cầu vận động là một trong những đặc điểm sinh học chủ yếu của cơ thể, nhưng trẻ cần được hướng dẫn vận động theo tư thế đúng.
Tư thế đúng là khi đầu và thân được giữ thăng. hai vai hơi mở ra phía sau, ngực hơi ưỡn căng ra phía trước. bụng gọn, vùng thắt lưng hơi cong ra phía trước, chân thẳng. Tư thể chung của cơ thể cũng phụ thuộc nhiều vào tư thế cột sống và xương chậu. Cột sống là trục xương chủ yếu để giữ đầu, thân mình và xương chậu, được coi như nền tảng của cột sống.
Cần dạy cho trẻ bỏ những thói quen làm sai lệch tư thế như thói quen chuyên đứng trên một chân làm xương chậu phải ở tư thế so le, cột sống sẽ vẹo về một bên hoặc đi không đúng (cúi gập đầu, thõng vai, gù lưng, gập chân...).
Cột sống của trẻ em vẫn còn mềm và động hơn so với người lớn nên dễ biến đổi, dễ cong vẹo do ảnh hưởng của tư thế cơ thể không đúng hoặc là tải trọng lệch. Vì vậy không cho trẻ em mang vác, xách đồ vật gì nặng lệch về một bên người. Sự biến dạng của cột sống thường gặp nhiều ở dạng cong vẹo, lưng phẳng hoặc cong hình yên ngựa, gù.
Ở nước ta, trẻ em thường bắt đầu có thói quen tốt như: khoác ba lô đi học hay đi trại hè, du lịch là cần được khuyến khích; nhưng cần phải đáp ứng yêu cầu về cỡ, tải trọng chứa phải cân đối và vừa sức theo lứa tuổi cũng như chiều cao cột sống.
C. TƯ THẾ NẰM
Nói một cách khái quát, con người phải sống 1/3 cuộc đời của mình ở tư thế nằm ngang và 2/3 ở tư thế thẳng đứng.
Trên thực tế, có nhiều người trước khi ngủ buổi tối không có đau đớn gì mà sáng dậy lại thấy đau lưng hoặc sau gáy.
Trong điều trị các bệnh do đĩa đệm CSTL, tư thế nằm ngang mất tải là một nhu cầu rất cơ bản. Nhưng trong phòng ngừa bệnh thì các tư thế bảo toàn đĩa đệm và các vật dùng để nằm cũng có vai trò quan trọng.
Để cho khi nằm và ngủ, sự mất tải cùng với tăng sự chuyển nhập nước vào đĩa đệm được tốt thì giường nằm phải đảm bảo sao cho áp lực nội đĩa đệm giữ ở mức thấp nhất.
Theo kết quả đã đo được, nằm ngửa hoặc nằm nghiêng trên ván cứng và hơi co chân ở khớp gối và khớp háng sẽ làm cho đĩa đệm chịu tải ít nhất. Khi nằm ở giường mềm, sẽ xuất thường nếu thời gian vượt quá ranh giới nhịp điệu ngày - đêm, có thể dẫn tới đau đớn do tăng thể tích quá mức của các khoang gian sống. Đặc trưng cho cơ chế này là người bệnh thường hay băn khoăn, thắc mắc là mặc dù đã nằm giường thích hợp và bất động rồi mà vẫn thấy đau lưng, sau khi đứng dậy một lúc thì hết đau. Người ta thường gặp ở các bệnh viện có nhiều bệnh nhân trẻ tuổi khi bị nằm bất động lâu ngày cũng hay kêu ca đau lưng, kể cả khi nằm phản cứng cũng không hết đau lưng. Để khắc phục loại đau thắt lưng này, khi tình trạng bệnh chính chưa cho phép ngồi hoặc đứng dậy ít phút. thì chỉ cần nâng cao đầu giường hoặc cuối giường lên và tập các bài lên gân cũng đủ làm tăng áp lực nội đĩa đệm, rồi đau đớn sẽ giảm dần. Ngoài ra, người ta có thể tạo nên tác động chịu tải của cột sống bằng cách dùng một băng cao su quấn quanh bàn chân, người bệnh tự dùng hai tay kéo nhịp nhàng. Biện pháp phòng tránh này nhằm làm giảm thể tích của đĩa đệm đã bị gia tăng quá mức do hậu quả của tình trạng nằm ngang bất động lâu ngày. Chúng tôi đã nắn chỉnh có kết quả dáng đi "ưỡn cong cột sống - mông kiểu bọ ngựa" bằng cách thay giường lò xo bằng phản ứng.
Cũng cần lưu ý tới trong những trường hợp phải làm việc nhiều tháng ở khoảng không mất trọng lượng (các trạm vệ tinh và các chuyến bay vào vũ trụ), vì như các kết quả đo chiều dài cơ thể của các nhà du hành vũ trụ Mỹ cho thấy rằng (Karzarian, 1975) họ cao lên nhiều centimet sau nhiều ngày trong vũ trụ so với xuất phát.