Định hướng điều trị các bệnh khác gây đau lưng

Định hướng điều trị các bệnh khác gây đau lưng

IV. ĐỊNH HƯỚNG ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG THẮT LƯNG

Một số hội chứng thắt lưng có các hoàn cảnh cũng dạng như: đau thắt lưng cấp hoặc đau rễ thần kinh nói chung đều có một phương pháp điều trị gần như thống nhất. Trong điều trị các bệnh cột sống thắt lưng do đĩa đệm tuy có những bậc thang điều trị nhất định, được sắp xếp tuần tự tuỳ theo diễn biến của bệnh nhưng tùy trường hợp mà vận dụng có khi phải bỏ qua một công đoạn nào đó.

Việc điều trị bảo tồn các hội chứng thắt lưng, mỗi trường hợp có đơn điều trị thích hợp, trong đó có sự phối hợp cộng tác của bệnh nhân.

Vào giai đoạn đầu, đa số các trường hợp chỉ cần điều trị không đặc hiệu như: chườm nóng các thuốc giảm đau và chống viêm kéo giãn hoặc làm mất tải bằng bất động trên giường. Như vậy bệnh nhân phải nghỉ việc và trường hợp nhẹ có thể không dùng thuốc.

A. NGOẠI TRÚ

 

Tất cả các dạng hội chứng đau thắt lưng ở giai đoạn đầu đều có thể được điều trị ngoại trú. 

1. Đau xuất hiện lần đầu

- Chườm nóng.

- Mất tải, kéo giãn cột sống, giảm đau (xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt).

2. Đau mạn tính tái phát 

- Xoa bóp: nắn chỉnh cột sống nếu có chỉ định. 

- Điều trị điện. 

- Phong bế cạnh sống.

3. Trường hợp đau rễ dai dẳng

Những bệnh nhân bị đau rễ dai dẳng cần được giới thiệu đi cơ sở điều trị để chẩn đoán chuyên khoa. Nếu mất vận động và có hội chứng đuôi ngựa thì phải chuyển ngay tới cơ sở điều trị chuyên khoa.

B. NỘI TRÚ

 

Hội chứng đuôi ngựa, hội chứng rễ dai dẳng, hẹp ống sống đều cần phải được điều trị nội trú.

1. Bảo tồn

- Bất động triệt để. 

- Phong bế cạnh sống.

- Tiêm thuốc ngoài màng cứng, vào khoang dưới nhện và trong đĩa đệm.

2. Phẫu thuật

Mổ đĩa đệm. 

Mổ giải phóng rễ thần kinh.

Làm cứng đoạn vận động.

Phục hồi chức năng: thể dục liệu pháp

Đa số các trường hợp hội chứng thắt lưng cấp, sau vài ngày thường có sự thuyên giảm mang tính chất tự nhiên.

Nếu đau không thuyên giảm trong hai tuần đầu cần giới thiệu tới bác sĩ chuyên khoa (nếu trước đó bệnh nhân chưa đi khám và điều trị chuyên khoa). Trong bước một của giai đoạn điều trị phải sử dụng các phương tiện điều trị chuyên biệt như xoa bóp, điều trị điện và phong bế. Chỉ dùng phương pháp nắn chỉnh cột sống, bấm huyệt trong hội chứng thắt lưng căn nguyên cơ học có chỉ định.

Tuỳ theo kinh nghiệm, các bác sĩ sử dụng các phương pháp điều trị song song hay tuần tự. Điều quan trọng là phải biết làm mất tải bằng cách vận động hoặc tư thế nằm ngang và phải triệt để hơn cả giai đoạn đầu của bệnh.

Qua đó việc điều trị ngoại trú, nhất là các hội chứng rễ dai dẳng, cần có những giới hạn. Nếu biểu hiện bại liệt các cơ quan quan trọng và có hội chứng đuôi ngựa thì cần phải chuyển ngay tới bệnh viện chuyên khoa. Những trường hợp này thường phải được phẫu thuật ngay lập tức.

Trong các hội chứng rễ dai dẳng cần phải chọc sống thắt lưng. Căn cứ vào kết quả lâm sàng thần kinh, X quang tủy cũng như các xét nghiệm khác, cần phải cân nhắc xem liệu có cần điều trị thử thêm bảo tồn nội trú bằng phương pháp xoa bóp - nắn chỉnh cột sống và phương pháp phong bế đặc biệt hay cần mổ ngay vì mổ sẽ không thể tránh khỏi nếu điều trị nội khoa vẫn không có kết quả. Mổ làm cứng đoạn vận động cột sống thắt lưng là một phương pháp điều trị cuối cùng vì nó đòi hỏi có nhiều công sức và gây khó chịu cho bệnh nhân.

Bất kể ở giai đoạn nào của kế hoạch điều trị, nếu hội chứng đau thắt lưng có giảm đi thì luôn phải vận dụng các chương trình phục hồi chức năng và ngăn ngừa tái phát, trong đó điều quan trọng là thể dục liệu pháp và giữ gìn phong cách sinh hoạt để bảo vệ cho đĩa đệm cột sống thắt lưng hàng ngày.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...