Dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư xương

Dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư xương

Lâu nay nhiều người thường nghĩ ung thư xương là bệnh hiếm, nhưng trước tình hình diễn biến phức tạp của bệnh, số bệnh nhân tăng lên ngày một nhiều khiến các bác sĩ phải lên tiếng cảnh báo.

Ung thư xương thường gặp ở gần gối, xa khuỷu, nghĩa là hay gặp ở đầu trên xương chày, đầu dưới xương đùi (gần gối), đầu trên xương cánh tay, đầu dưới xương quay (xa khuỷu tay).

Đa số những bệnh nhân khi nhập viện đều đã có biểu hiện ung thư xương nặng, rất khó khăn trong việc can thiệp y tế. Sau đây là những dấu hiệu bất thường của xương, bạn nên đi khám ngay để xác định có phải ung thư hay không.

Sưng hoặc nổi u cục

Trong thời kỳ đầu, khối u mới xuất hiện sẽ thấy có hiện tượng sưng, sờ thấy xương biến dạng. Đặc biệt, nếu thấy tình trạng sưng ngày càng lan rộng và khiến mô xương nhô ra ngoài, bề mặt trơn bóng hoặc lồi lõm bất thường thì không nên xem thường mà hãy đi khám chuyên khoa ngay.

Đau xương

Đây là một trong những dấu hiệu nhận biết ung thư xương phổ biến nhất. Ban đầu, những cơn đau sẽ chỉ phát triển nhẹ, nhưng sau đó sẽ tăng cấp độ lên dần dần. Khi những cơn đau xuất hiện, người bệnh thường có cảm giác đau nhức, việc đi lại trở nên khó khăn.

Hầu hết, những cơn đau thường đến vào ban đêm và gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, do tình trạng đau thường diễn ra rất mơ hồ, không rõ ràng nên nhiều người vẫn chủ quan bỏ qua. Lúc này, bạn nên chủ động đi khám và chụp X-quang chi tiết để phát hiện bệnh từ sớm.

Teo cơ

Khi bệnh nhân bị ung thư xương nặng hơn hoặc tiến triển tới gần giai đoạn cuối thì nguy cơ cao không chỉ gặp phải tình trạng đau, sưng mà còn ảnh hưởng đến chức năng xương, từ đó gây ra các triệu chứng teo cơ, rối loạn chức năng xương...

Có cảm giác bị đè nén, chèn ép

Nếu khối u phát triển trong khoang sọ và khoang mũi thì có thể gây ra sự chèn ép trong não và mũi. Đây chính là nguyên nhân khiến não của bạn trở nên chậm chạp, gặp một số vấn đề trong quá trình hô hấp.

Bên cạnh đó, những khối u vùng chậu đè nén vào trực tràng, bàng quang, ruột... Cũng có thể gây cảm giác khó tiểu, hoặc khối u ở tủy sẽ đè nén cột sống và gây tê liệt.

Biến dạng cơ thể

Do sự phát triển của khối u có thể gây ảnh hưởng đến hệ xương chi, từ đó kéo theo các triệu chứng dị tật, làm biến dạng cơ thể. Đồng thời, chi dưới cũng sẽ gặp phải những thay đổi bất thường so với trước đó.

Dễ bị gãy xương

Phần xương bị bệnh nếu chỉ cần có một tác động nhẹ sẽ rất dễ bị gãy, đau nặng, thường xuất hiện các triệu chứng đau xương thường xuyên, dễ bị gãy xương, cũng có thể gây liệt chân. 

Đau nhức toàn thân 

Khi có khối u xương ở giai đoạn muộn, do các độc tố trong khối u kích thích đau có thể có một loạt các triệu chứng xuất hiện toàn thân như mất ngủ, khó chịu, chán ăn, bơ phờ, xanh xao, giảm cân tiến bộ, thiếu máu, suy mòn.

Ung thư xương không phải là hồi kết

Nếu hai mươi năm trước ung thư xương ở tay hay chân có nghĩa là bạn sẽ phải chịu sự thiếu hụt bộ phận đó suốt đời thì trong những năm gần đây, nhờ những tiến bộ về y học, đã có những phương pháp phẫu thuật giúp bệnh nhân giữ lại được phần cơ thể bị ảnh hưởng bởi tế bào ung thư đồng thời bảo toàn các dây thần kinh và các mạch máu chính.

Ung thư xương có thể chữa được nếu phát hiện ở giai đoạn sớm và có liệu trình điều trị thích hợp. 

Bệnh có 4 giai đoạn, nếu được điều trị ngay từ giai đoạn 1 hoặc 2 khi tế bào ung thư chỉ giới hạn ở tại xương và không lan ra các vùng khác của cơ thể thì khả năng điều trị khỏi sẽ rất cao. Tuy nhiên, nếu để bệnh tiến triển đến giai đoạn 3 hoặc 4 khi tế bào ung thư đã di căn sang các bộ phận khác thì tỷ lệ điều trị khỏi sẽ rất thấp, tiên lượng xấu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. 

Bệnh ung thư xương có những phương pháp điều trị nào?

Tâm lý chung của nhiều người khi biết mình bị mắc bệnh ung thư là luôn nghĩ rằng đã “đến bước đường cùng” chỉ còn “đếm ngày để ra đi” nên rất lo lắng, sợ hãi. Rất nhiều trường hợp đã từ chối điều trị hoặc không tuân thủ đúng phác đồ vì sợ tốn kém mà “đằng nào cũng chết” nên chấp nhận buông xuôi.

Tuy nhiên, nếu lỡ mắc các căn bệnh ung thư do sự bất thường của tế bào xương thì bạn đừng quá lo lắng vì hiện nay có 3 phương pháp điều trị hiệu quả và phổ biến:

Điều trị ung thư xương

Tùy vào thể trạng của người bệnh cũng như tình hình phát triển của ung thư xương. Người bệnh có thể được chỉ định thực hiện một hoặc kết hợp nhiều phương pháp điều trị để có kết quả tốt nhất.

Phẫu thuật

Bằng những kỹ thuật ngoại khoa, khối u hoàn toàn sẽ được cắt bỏ để tránh sự di căn đến những vùng khác. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ tốn rất nhiều thời gian để phục hồi.

Xạ trị

Dùng phương pháp tiêu diệt tế bào ung thư xương bằng tia X năng lượng. Phương pháp này có thể gây nên nhiều biến chứng khác nên thường kết hợp thực hiện cùng với phẫu thuật.

Hóa trị

Đây là phương pháp dùng thuốc để kháng ung thư. Để tiêu diệt tế bào ung thư xương, người bệnh được điều trị bằng đơn thuốc theo đợt dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Cắt lạnh

Tế bào ung thư được làm đông lạnh bằng dung dịch nitơ và chúng sẽ chết sau một khoảng thời gian. Kỹ thuật này thỉnh thoảng có thể thay thế phẫu thuật quy ước để tiêu diệt khối u.

Các dấu hiệu ung thư xương rất khó có thể nhận biết và rất dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý thông thường khác. Nếu bạn gặp những dấu hiệu bất thường như đã kể trên, hãy đến gặp bác sĩ để có giải pháp xử lý kịp thời và tốt nhất.

Hãy lạc quan, tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị. Bạn có thể giúp bản thân lạc quan hơn bằng nhiều cách: Nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. Bạn cần phải tin rằng tình trạng bệnh của mình sẽ tốt hơn, mình vẫn có thể hưởng thụ cuộc sống khi sống cùng căn bệnh này.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...