Dành quá nhiều thời gian cho công nghệ khiến thanh thiếu niên tiêu thụ nhiều đồ uống có đường nhiều hơn
Thanh thiếu niên thường xuyên dán mắt vào màn hình, có thể là tivi hoặc thiết bị điện tử, điều này dẫn đến họ ít tập thể dục hơn, và gia tăng tỷ lệ tiêu thụ nhiều đồ uống có đường, caffein, trích dẫn thông tin từ một nghiên cứu mới đây.
Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ hơn 32.400 học sinh học lớp 8 và 10 ở Hoa Kỳ. Sau đó họ phát hiện ra rằng, đã có hơn 27% vượt quá lượng đường khuyến nghị và 21% vượt quá lượng cafein được khuyến nghị từ soda - nước tăng lực.
Trong đó các bạn nam sinh thường tiêu thụ soda và nước tăng lực nhiều hơn nữ sinh, và học sinh lớp 8 tiêu thụ những loại nước này nhiều hơn học sinh lớp 10.
“Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lối sống ít vận động, dành quá nhiều thời gian sử dụng công nghệ khiến cho tỷ lệ tiêu thụ đồ uống có đường, caffein gia tăng đáng kể, dẫn đến tình trạng béo phì, tiểu đường, tăng cao … Theo khảo sát từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia trên hơn 5.000 học sinh các cấp học tại Hà Nội, Thái Nguyên, Sóc Trăng, Nghệ An và TP.HCM được công bố cũng chỉ ra rằng, thừa cân, béo phì có mối liên quan mật thiết với tình trạng thừa năng lượng nhưng lại thiếu vận động thể lực ở trẻ em.”
Nhưng nhìn chung trong giai đoạn 2013-2016, tỷ lệ tiêu thụ soda và nước tăng lực đã có sự sụt giảm, nhưng việc dành quá nhiều thời gian cho các thiết bị điện tử (đặc biệt là TV), cho thấy có mối liên hệ đến mức tiêu thụ cao hơn của cả hai.
Tiến sĩ Kinda Morrison, giáo sư nhi khoa tại Đại học McMaster ở Hamilton, Canada, đồng thời trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: Thực tế xu hướng tiêu thụ nước tăng lực và soda đã giảm xuống trong giai đoạn 2013-2016, và đây là dữ liệu mới nhất của chúng tôi, nhưng việc dành quá nhiều thời gian cho thiết bị điện (đặc biệt là TV), đã có liên quan đến việc tiêu thụ đường và caffeine nhiều hơn ở thanh thiếu niên.
Theo khuyến nghị của WHO: Chỉ cần tăng thêm một giờ trong một ngày cho việc xem TV thì việc tiêu thụ đồ uống có đường đã có thể cao hơn cao hơn 32%, còn với caffeine là 28%.
“Một chế độ tiêu thụ nhiều đồ uống có đường và caffein ngoài việc làm tăng nguy cơ béo phì còn có thể làm tăng nguy cơ ung thư đáng kể.... Mặt khác, thói quen tiêu thụ ăn quá nhiều đường có thể dẫn đến nguy cơ béo phì, kháng insulin và viêm. Tất cả những điều này đều là yếu tố nguy cơ gây ung thư.”
Hoặc nói chuyện trên điện thoại di động hay sử dụng phương tiện truyền thông xã hội thêm mỗi giờ trong một ngày cũng có thể liên quan đến nguy cơ vượt quá cả khuyến nghị về đường và cafein, trích dẫn kết quả trong nghiên cứu.
Và để giải quyết vấn đề này (tiêu thụ đường và caffeine cao hơn), mọi người cần thông qua tư vấn hoặc tham gia các hoạt động tăng cường sức khỏe có thể có khả năng giúp ích, trích lời nhóm nghiên cứu nói trong một thông cáo báo chí của trường đại học.
Tuy nhiên các nhà nghiên cứu đã rất ngạc nhiên khi chỉ tìm thấy một liên kết nhỏ giữa việc sử dụng trò chơi video và mức tiêu thụ nhiều caffeine.
Do đó với các chiến dịch tiếp thị nhắm vào các game thủ video, chúng tôi mong đợi một mối liên hệ đặc biệt mạnh mẽ giữa lượng caffeine từ nước tăng lực hoặc soda với việc sử dụng trò chơi video, nhưng TV lại được liên kết mạnh mẽ hơn, nhóm nghiên cứu chia sẻ.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra sử dụng máy tính ở trường học cũng có liên quan đến nguy cơ tiêu thụ lượng đường được khuyến nghị nhưng thường thấp hơn.
Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí PLOS ONE vào ngày 22 tháng 10.
Cho đến nay cả hai loại nước ngọt có đường và nhân tạo đều có liên quan đến béo phì, tiểu đường, sâu răng và giấc ngủ kém (thiếu ngủ). Bên cạnh đó, việc sử dụng quá nhiều caffeine có liên quan đến đau đầu, huyết áp cao, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau ngực và ngủ kém (thiếu ngủ).
“Ở Việt Nam trong vòng 10 năm, trẻ em và vị thành niên 5-19 tuổi bị thừa cân, béo phì tăng 273% (so sánh 2016 và 2002). Trong đó tiêu thụ đồ uống có đường là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây nạn dịch béo phì.”
Theo thông tin từ Robert Preidt - Phóng viên HealthDay