Chế độ ăn uống và dinh dưỡng ADHD

Chế độ ăn uống và dinh dưỡng ADHD

Những gì bạn ăn có thể giúp bạn chú ý, tập trung, hoặc hiếu động hay không? Hiện không có bằng chứng khoa học nào cho thấy ADHD xảy ra là do chế độ ăn uống hoặc dinh dưỡng. Tuy nhiên, một số loại thực phẩm có thể gây ảnh hưởng (một chút) đến các triệu chứng ở một nhóm nhỏ (người bị ADHD tham gia nghiên cứu), nghiên cứu cho thấy.

Vì vậy, có những thứ nhất định bạn không nên ăn? Hoặc nếu con bạn mắc ADHD, liệu bạn có nên thay đổi chế độ ăn cho bé hay không?

Dưới đây là câu trả lời của các câu hỏi về chế độ ăn kiêng, chất bổ sung và thực phẩm có thể làm giảm các triệu chứng rối loạn ADHD.

Chế độ ăn uống ADHD là gì?

Chế độ ăn uống có thể bao gồm các loại thực phẩm bạn ăn và bất kỳ chất bổ sung dinh dưỡng (thực phẩm chức năng) nào bạn có thể dùng. Lý tưởng nhất là thói quen ăn uống lành mạnh sẽ giúp não hoạt động tốt hơn và giảm bớt các triệu chứng, chẳng hạn như bồn chồn hoặc thiếu tập trung. Sau đây là những lựa chọn mà bạn có thể tập trung vào:

  • Dinh dưỡng tổng thể:

    Giả định là một số thực phẩm bạn ăn có thể làm cho các triệu chứng tốt hơn hoặc tồi tệ hơn. Nhưng bạn cũng có thể ngừng ăn một số thực phẩm để giúp các triệu chứng tốt hơn.
  • Bổ sung chế độ ăn uống:

    Với kế hoạch này, bạn sẽ bổ sung vitamin, khoáng chất hoặc các chất dinh dưỡng khác. Điều này giúp bạn có thể bù đắp và cung cấp những chất còn thiếu thông qua những gì bạn ăn. Đối với những người ủng hộ chế độ ăn uống này, họ nghĩ nếu bạn không có đủ chất dinh dưỡng nhất định, nó có thể khiến các triệu chứng của bạn trở nên tồi tệ hơn.
  • Chế độ ăn uống loại trừ (Elimination Diet):

    Chế độ ăn này liên quan đến việc không ăn các thực phẩm hoặc các thành phần mà người bệnh nghĩ có thể gây ra một số hành vi nhất định hoặc làm cho các triệu chứng của họ trở nên tồi tệ hơn.

Ăn thực phẩm bổ dưỡng

Hiện nay chế độ ăn uống ADHD vẫn chưa được nghiên cứu nhiều (dữ liệu bị hạn chế, và nhiều kết quả trái chiều). Tuy nhiên, nhiều chuyên gia sức khỏe vẫn nghĩ rằng những gì người bệnh ăn và uống có thể sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng của ADHD.

Theo những gì các chuyên gia chia sẻ, bất cứ thực phẩm nào tốt cho não đều có khả năng tốt cho ADHD. Sau đây là một số thực phẩm mà người bệnh có thể muốn ăn:

- Một chế độ ăn giàu protein.

Đậu, phô mai, trứng, thịt và các loại hạt có thể là nguồn protein tốt. Tuy nhiên, người bệnh nên ăn những loại thực phẩm này vào buổi sáng và những bữa ăn nhẹ sau giờ học. Thông thường những loại thực phẩm này có thể cải thiện sự tập trung và làm cho thuốc ADHD hoạt động lâu hơn.

- Ăn nhiều carbohydrate phức tạp (là chất xơ và tinh bột).

Đây là nguồn dinh dưỡng tốt. Người bệnh nên ăn nhiều rau và một số loại trái cây, bao gồm cam, quýt, lê, bưởi, táo và kiwi, vào buổi tối sẽ giúp người bệnh ngủ ngon và sâu hơn.

- Cung cấp thêm axit béo Omega-3.

Người bệnh có thể tìm thấy axit béo Omega-3 trong cá ngừ, cá hồi, cá trắng và những loại cá nước lạnh khác. Bên cạnh đó, quả óc chó, hạt Brazil, dầu ô liu và dầu canola đều là những thực phẩm khác có chứa axit béo Omega-3 trong đó. Mặt khác người bệnh cũng có thể bổ sung axit béo omega-3 từ thực phẩm chức năng. Ngoài ra, FDA đã phê duyệt một hợp chất omega có tên là Vayarin, đóng vai trò như một phần của chiến lược quản lý ADHD.

Những thực phẩm cần tránh với ADHD

Carbohydrate đơn giản (là đường). Vậy cần cắt giảm bao nhiêu trong những thực phẩm sau đây mà bạn ăn:

  • Kẹo.
  • Si rô bắp.
  • Mật ong.
  • Đường.
  • Sản phẩm làm từ bột mì trắng.
  • Gạo trắng.
  • Khoai tây.

Bổ sung dinh dưỡng cho ADHD

Một số chuyên gia khuyên rằng những người bị ADHD nên bổ sung 100% vitamin và khoáng chất mỗi ngày. Tuy nhiên, một số chuyên gia dinh dưỡng khác nghĩ rằng những đang thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng và bình thường, thì không cần thực phẩm chức năng bổ sung vitamin hoặc bổ sung khoáng vi lượng cho cơ thể. Hiện nay vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy thực phẩm bổ sung vitamin hoặc khoáng vi lượng giúp tất cả trẻ em mắc chứng rối loạn này.

Mặc dù vitamin tổng hợp có thể tốt cho trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn, khi họ không có một chế độ ăn cân bằng, nhưng nếu bổ sung quá nhiều vitamin có thể gây độc. Do đó hãy tránh xa chúng.

Các triệu chứng ADHD thường khác nhau từ người này sang người khác. Do đó hãy phối hợp với bác sĩ chặt chẽ nếu bạn đang xem xét dùng thực phẩm chức năng.

Chế độ ăn uống loại trừ cho ADHD

Để thực hiện theo chế độ ăn uống này, người bệnh cần chọn một loại thực phẩm hoặc thành phần cụ thể mà họ nghĩ có thể làm cho các triệu chứng của ADHD trở nên tồi tệ hơn. Sau đó, người bệnh sẽ ngừng ăn loại thực phẩm hoặc thành phần cụ thể có trong danh sách loại trừ. Nếu các triệu chứng của người bệnh trở nên tốt hơn hoặc biến mất, thì họ vẫn nên tiếp tục tránh những thực phẩm đó.

Nhưng nếu người bệnh cắt giảm một loại thực phẩm từ chế độ ăn uống của họ, liệu nó có thể cải thiện các triệu chứng của ADHD hay không? Hiện có nhiều nghiên cứu trong tất cả các lĩnh vực vẫn đang diễn ra nhưng kết quả đem lại vẫn chưa rõ ràng. Mặc dù vậy, hầu hết các nhà khoa học khuyến nghị người bệnh không nên thực hiện phương pháp này để quản lý ADHD. Tuy nhiên, vẫn có một số phạm vi phổ biến và được các chuyên gia quan tâm. Sau đây là một số gợi ý:

- Vào năm 1975, lần đầu tiên một bác sĩ chuyên khoa dị ứng đã đề xuất rằng màu nhân tạo, hương vị và chất bảo quản có thể dẫn đến chứng hiếu động ở một số trẻ em. Kể từ đó, các nhà nghiên cứu và chuyên gia hành vi ở trẻ em đã tranh luận sôi nổi về vấn đề này.

- Một số người đã đưa ra ý tưởng cắt giảm tất cả những thứ trên ra khỏi chế độ ăn uống, nhưng điều này là không có cơ sở và không được khoa học ủng hộ. Sau đó một nghiên cứu đã chỉ ra một số màu thực phẩm và một chất bảo quản đã làm cho một số trẻ em hiếu động hơn. Nhưng những ảnh hưởng thường khác nhau tùy theo độ tuổi và chất phụ gia.

- Dựa trên nghiên cứu này và các nghiên cứu gần đây khác, Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ hiện đồng ý rằng loại bỏ chất bảo quản và chất tạo màu thực phẩm ra khỏi chế độ ăn uống, đây là một lựa chọn hợp lý cho trẻ bị ADHD. Tuy nhiên vẫn có một số chuyên gia khuyên rằng những người bị ADHD nên tránh những chất như sau:

  • Màu nhân tạo,

    đặc biệt là đỏ và vàng.
  • Các chất phụ gia thực phẩm như Aspartame, MSG (trong bột ngọt) và Nitrit.

    Ngoài ra một số nghiên cứu còn cho thấy mối liên hệ giữa sự hiếu động với Natri Benzoate (chất bảo quản).
  • Đường:

    Một số trẻ trở nên hiếu động sau khi ăn kẹo hoặc các thực phẩm có đường khác. Mặc dù, không có bằng chứng nào cho thấy, đây là một nguyên nhân của ADHD. Nhưng để có được chất dinh dưỡng tổng thể tốt nhất, mọi người nên cho thêm thực phẩm có đường (chỉ một phần lượng nhỏ) trong chế độ ăn uống (của bất kỳ ai). Nhưng người bệnh vẫn có thể thử cắt giảm những thực phẩm này để xem các triệu chứng có cải thiện hay không.
  • Caffeine

    : Theo một số gần đây cho thấy, một lượng nhỏ caffeine có thể giúp ích cho một số triệu chứng ADHD ở trẻ em. Nhưng tác dụng phụ của caffeine có thể lớn hơn bất kỳ lợi ích tiềm năng nào mà chúng mang lại. Hầu hết các chuyên gia khuyên rằng mọi người nên ăn hoặc uống ít caffeine hay cũng có thể tránh nó. Nếu ai đó đang dùng thuốc điều trị ADHD, caffeine có thể làm cho một số tác dụng phụ của thuốc tồi tệ hơn.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...