Chăm sóc và giúp đỡ bệnh nhân ung thư vú

Chăm sóc và giúp đỡ bệnh nhân ung thư vú

Chăm sóc như thế nào?

Khám theo dõi đều đặn là quan trọng sau khi điều trị ung thư vú. Bao gồm: khám vú, ngực, cổ, dưới nách, chụp nhũ ảnh. Nếu bệnh nhân có tạo hình, dùng kĩ thuật chụp nhũ ảnh đặc biệt, đôi lúc bác sĩ có thể cần làm thêm phương tiện hình ảnh khác hay những xét nghiệm khác. Bệnh nhân đã bị ung thư một bên vú nên báo với bác sĩ ngay những thay đổi ở vùng đã điều trị hay bên vú còn lại. Bởi vì họ có nguy cơ cao bị ung thư vú bên kia, chụp nhũ ảnh là phần theo dõi quan trọng.

Bệnh nhân bị ung thư vú nên nói với bác sĩ những vấn đề sức khỏe như đau, chán ăn hay sụt cân, thay đổi chu kì kinh nguyệt, chảy máu âm đạo bất thường, hay nhìn có đom đóm, đau đầu, choáng váng, khó thở, ho hay đau họng, đau lưng, bất thường về tiêu hoá. Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu ung thư tái phát, nhưng có thể là do vấn đề khác. Quan trọng khi người bệnh chia sẻ những điều đó với bác sĩ.

Giúp đỡ bệnh nhân ung thư vú

Chẩn đoán ung thư vú làm thay đổi cuộc sống bệnh nhân và người thân họ. Những thay đổi này khó kiểm soát. Bệnh nhân, gia đình và bạn bè có những cảm xúc và lo âu khác nhau, cần có những thông tin và dịch vụ nâng đỡ giúp họ đương đầu những vấn đề này dễ dàng hơn.

Người mang căn bệnh ung thư có thể lo lắng về chăm sóc gia đình, duy trì công việc, và tiếp tục những hoạt động hằng ngày. Bận tâm về những xét nghiệm, điều trị, nhập viện, viện phí. Bác sĩ, y tá, và nhân viên y tế có thể trả lời câu hỏi về điều trị, việc làm, hay vấn đề khác. Gặp gỡ những nhà họat động xã hội, giúp khuyên nhủ họ qua đó người bệnh có thể bày tỏ tâm tư của mình. Họ cũng có thế giới thiệu những nơi trợ giúp về phục hồi chức năng, nâng đỡ tinh thần, tài chính, phương tiện vận chuyển, hay chăm sóc tại nhà.

Bạn bè và gia đình phải biết nâng đỡ ủng hộ tinh thần bệnh nhân. Các bệnh nhân ung thư vú thường tập hợp thành 1 nhóm, họ chia sẻ những vấn đề phải đối mặt với bệnh và hiệu quả của điều trị. Tuy nhiên, phải nhớ ràng không ai giống ai. Cách áp dụng điều trị cho bệnh nhân này thì đúng nhưng không đúng cho bệnh nhân khác, ngay cả khi họ có cùng loại ung thư vú. Ý tưởng tốt là thảo luận những lời khuyên của bác sĩ, gia đình, bạn bè.

Nhiều tổ chức thành lập những chương trình đặc biệt cho bệnh nhân ung thư vú. Huấn luyện những người tình nguyện mà chính họ cũng mắc bệnh ung thư vú, những người này có nhiệm vụ thăm viếng bệnh nhân, cung cấp thông tin, chia sẽ những lo lắng trước và sau điều trị. Họ thường chia sẽ kinh nghiệm về điều trị ung thư vú, phục hồi chức năng, tạo hình vú.

Thỉnh thoảng, phụ nữ bị ung thư vú hay lo âu về những thay đổi cơ thể sẽ ảnh hưởng không chỉ hình dáng bên ngoài mà còn người khác sẽ nghĩ về họ như thế nào. Họ quan tâm việc điều trị ung thư vú sẽ ảnh hưởng đến sự thay đổi về giới tính. Nhiều cặp gia đình nhận thấy rằng khi nói về những vấn đề này sẽ giúp họ tìm những cách để diễn đạt tình cảm của họ trong và sau điều trị.

Aspirin có thể giảm nguy cơ ung thư vú

Những người phụ nữ sử dụng aspirin hoặc những loại thuốc không thuộc các thuốc chống viêm steroid ít nhất một lần trong tuần, trong sáu tháng hoặc lâu hơn thì giảm được 20% nguy cơ bị ung thư.  

Những người uống 7 viên một tuần hoặc nhiều hơn thì có thể giảm đến 28% nguy cơ bị ung thư. Kết quả nghiên cứu từ 2.884 phụ nữ thường sử dụng aspirin cho biết. 

"Những kết quả nghiên cứu của chúng tôi ủng hộ bởi các bằng chứng về dịch tễ học trong phòng thí nghiệm, ủng hộ ý kiến cho rằng sử dụng aspirin và những thuốc loại thuốc tương tự, những loại thuốc không thuộc thuốc chống viêm, có thể ngăn ngừa ung thư vú, đặc biệt là ở phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh", các nhà nghiên cứu ở ĐH Columbia, News York cho biết.  

Một nghiên cứu khác với Ibuprofen, một loại thuốc giảm đau cũng làm giảm viêm, dùng điều trị các tình trạng viêm khớp cho ra kết quả không chắc chắn và những trường hợp sử dụng acetaminophen không làm giảm nguy cơ bị ung thư vú.  

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...