Các thói quen và bệnh lý gây béo phì

Các thói quen và bệnh lý gây béo phì

Hiện nay, khi con người (đặc biệt là ở các thành phố lớn) có cuộc sống dần được cải thiện, đời sống xã hội được nâng lên, kéo theo sự thay đổi trong cách sống và sinh hoạt, thói quen ăn uống thì con người lại phải đối mặt với nguy cơ thừa cân, béo phì.

Béo phì ngoài nguyên nhân xuất phát từ thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh, còn có thể là do đang mắc một số bệnh nguy hiểm như suy giáp, tiểu đường loại 2, hội chứng buồng trứng đa nang...Vậy có các yếu tố nguy cơ nào gây nên tình trạng này?

Thói quen ăn uống không hợp lý

Ăn quá nhiều hoặc kìm chế ăn uống, số lượng bữa ăn trong ngày cũng liên quan với béo phì. Chế độ ăn giàu chất béo, dùng nhiều thức ăn nhanh, ăn vào ban đêm, hay mắc chứng nghiện ăn... Sẽ dẫn đến dư thừa năng lượng hậu quả là béo phì. Nhưng ăn sáng lại là một yếu tố giảm nguy cơ béo phì.

Ngoài ra, một số yếu tố khác như rối loạn thần kinh nội tiết, các yếu tố về gen hay bỏ thói quen hút thuốc lá đã được chứng minh cũng là nguyên nhân đẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì.

Béo phì khi nhỏ và suy dinh dưỡng thể thấp còi

Nguy cơ bị béo phì thay đổi tuỳ từng độ tuổi và tiền sử gia đình. Những trẻ béo phì khi dưới 3 tuổi ít nguy cơ bị béo phì khi trưởng thành hơn, ngoại trừ trường hợp bố hoặc mẹ bị béo phì. Nếu sau 3 tuổi trẻ vẫn còn béo phì thì nguy cơ béo phì khi lớn lên sẽ tăng và không phụ thuộc vào việc bố mẹ có béo phì hay không.

Suy dinh dưỡng thể thấp chiều cao theo tuổi ở thời kỳ thơ ấu có mối liên quan thuận chiều với thừa cân/béo phì, đặc biệt là béo phì kiểu quả táo (béo bụng) và tăng huyết áp khi lớn. Những trẻ em có cân nặng khi sinh dưới 2500g và cân nặng lúc một tuổi dưới 8kg thì về sau mỡ có khuynh hướng tập trung ở bụng.

Chính vì vậy phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, là nhằm  phòng chống béo phì và bệnh tim mạch, tiểu đường khi trưởng thành.

Yếu tố ảnh hưởng trước sinh

Cân nặng của người mẹ trước sinh có thể ảnh hưởng đến hình dáng, kích thước và cơ thể của bé sau sinh. Nếu người mẹ bị béo phì/ tăng quá nhiều cân trong thời kỳ mang thai thì nguy cơ trẻ bị béo phì càng cao.

Hơn nữa, những người mẹ bị thiếu dinh dưỡng ở giai đoạn sớm thời kỳ mang thai thì con sinh ra dễ bị bệnh tim mạch và béo phì khi trưởng thành.

Ngoài ra mẹ hút thuốc hay bị đái tháo đường thai kỳ cũng là nguy cơ khiến cho trẻ sinh ra bị béo phì tăng.

Đã có các bằng chứng khoa học cho thấy người có cân nặng sơ sinh thấp thì nguy cơ với bệnh tim mạch, đái tháo đường týp 2 cao hơn những trường hợp béo phì tương tự nhưng có cân nặng sơ sinh cao hơn.

Những đứa trẻ sinh ra có hình dáng nhỏ, ngắn, hoặc vòng đầu nhỏ thường có nguy cơ tích mỡ ở bụng và những bệnh tật liên quan tới béo phì

Thiếu ngủ

Theo thống kê ở Mỹ trong vòng 40 năm qua, những người ngủ ít hơn 7 tiếng/ ngày từ 16 tăng lên 37% , những thay đổi về thói quen sinh hoạt đó làm sự chuyển hoá của cơ thể bị ảnh hưởng tiêu cực.

Những người ngủ hạn chế thì lượng leptin huyết thanh (một hormon chán ăn) giảm và tăng ghrelin huyết thanh (một hormon kích thích ăn) nên cảm thấy nhanh đói hơn, ăn ngon miệng hơn khi so với người ngủ thoải mái.

Lười vận động

Đây là yếu tố hết sức quan trọng đối với tình trạng thừa cân và béo phì, nhằm thiết lập cân bằng giữa năng lượng tiêu hao và năng lượng ăn vào.

Mặt khác, hoạt động thể lực còn giúp cơ thể chuyển hoá tốt, làm cho khối cơ săn chắc và ít tạo mỡ thừa. Nguy cơ béo phì tăng lên do giảm hoạt động thể lực.

Cùng với chế độ ăn uống nhiều năng lượng hơn, sự giảm hoạt động thể lực, thay vào đó xem ti vi, đọc báo nhiều hơn là những yếu tố gây béo phì.

Ở nam giới trưởng thành, sự thay đổi từ thói quen tăng hoạt động ở tuổi trẻ sang thói quen giảm hoạt động hơn khi trưởng thành sẽ làm tăng nguy cơ béo phì.

Cân nặng thường tăng nhanh trước tuổi 55, sau 55 đến 64 tuổi, cân nặng có thể ổn định, sau đó giảm dần.

Do thuốc trị bệnh

Nhiều loại thuốc do làm tăng sự thèm ăn, kích thích ăn nhiều hơn hoặc làm giảm sự chuyển hóa nên có thể gây béo phì.

Ví dụ như thuốc chống loạn thần, các thuốc này có tác dụng khác nhau tới béo phì, thường là các thuốc thế hệ 1 có thể khiến bệnh nhân tăng cân sau 10 tuần điều trị. Thuốc chống trầm cảm 3 vòng hay thuốc chống trầm cảm thế hệ mới đều có tác dụng khác nhau tới béo phì.

Kế đến các thuốc chống động kinh, thuốc điều trị tiểu đường cũng có thể gây ra tình trạng béo phì ở người bệnh.

Các chứng bệnh nguy hiểm gây béo phì

U tụy nội tiết Insulinoma:

Căn bệnh này làm giảm lượng đường trong máu nhanh, dẫn đến hạ đường huyết. Khi cơ thể đang cố gắng bổ sung lượng đường thích hợp sẽ gây ra cơn đói dữ dội. Nếu một người không ăn khi bị hạ đường huyết, họ có thể bị run rẩy, tim đập nhanh, khó nói chuyện, thậm chí ngất xỉu. Hạ đường huyết là chứng bệnh rất khó chịu, vì vậy, cơ thể cảnh báo liên tục dấu hiệu đói, kết quả khiến bạn thèm ăn rồi dẫn đến tăng cân.

 

Suy giáp:

Tuyến giáp hoạt động càng hiệu quả, sự trao đổi chất trong cơ thể càng cao. Nên thiếu hormone tuyến giáp làm chậm quá trình trao đổi chất, dẫn đến ruột hoạt động kém hiệu quả và gây tăng cân. Biểu hiện ban đầu của suy giáp dễ bị nhầm lẫn với kiệt sức vì bạn sẽ cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi và giảm năng lực làm việc. Nhưng bạn nên cẩn thận, hãy chú ý các triệu chứng khác của bệnh suy giáp như da khô, móng tay và tóc dễ gãy, thiếu máu, buồn nôn và táo bón.

Căng thẳng và trầm cảm:

Hormone cortisol được sản xuất bởi tuyến thượng thận, nó kiểm soát sự trao đổi carbohydrate và tham gia vào phản ứng stress. Cortisol giúp tiết kiệm năng lượng cho cơ thể trong những tình huống căng thẳng. Tuy nhiên, khi bạn bị căng thẳng mạn tính, cơ thể sản sinh cortisol liên tục. Khi đó, cortisol chuyển hóa năng lượng thành chất béo, tích trữ chúng và lâu dần gây béo phì.

Suy tuyến thượng thận thứ phát Cushing:

Căng thẳng và trầm cảm cũng gây ra căn bệnh nghiêm trọng và hiếm gặp khác đó là Cushing. Khi bị bệnh, cơ thể tích trữ chất béo xung quanh bụng và phía sau cổ trong khi cánh tay và chân vẫn gầy. Ngoài ra bạn có thể xác định thêm các triệu chứng của bệnh Cushing là tăng huyết áp, nồng độ cholesterol cao, mất ngủ và thèm ăn.

Hội chứng buồng trứng đa nang:

Nếu bạn bị tăng cân cùng với triệu chứng đau nửa đầu, kinh nguyệt không đều, đó có thể là dấu hiệu buồng trứng đa nang. Nguyên nhân gây bệnh là cơ thể thiếu hormone giới tính, khiến các tế bào trứng không phát triển đúng cách và dính vào buồng trứng. Trong trường hợp này, phần thân trên bị tăng cân và bạn có cảm giác nặng nề, cùng một số triệu chứng khác như lông tóc phát triển, các vấn đề về da và giọng nói trầm hơn.

Tiểu đường loại 2:

Không như loại 1, trường hợp bệnh nhân bị tiểu đường loại 2, tuyến yên sản xuất đủ insulin nhưng các thụ thể trong cơ thể không phản ứng với chúng, dẫn đến kháng insulin. Kết quả, số lượng hormone tích lũy này dư thừa gây ra bệnh béo phì.

U tuyến yên Prolactinoma:

Hormone prolactin giúp quá trình sinh nở diễn ra dễ dàng hơn và tốt cho các bà mẹ trong giai đoạn cho con bú. Nó cũng cung cấp một số lượng cần thiết các chất dinh dưỡng thiết yếu cho em bé. Khi tuyến yên sản xuất quá nhiều prolactin, các khối u lành tính có thể xuất hiện. Khi đó, phụ nữ sẽ gặp phải bệnh lý tiết sữa không liên quan đến sinh con, tâm sinh lý bất thường. Nam giới khi bị sẽ giảm ham muốn tình dục, rối loạn tâm thần, gặp các vấn đề về mắt và nhức đầu. Ngoài ra, cả 2 giới đều bị béo vùng ngực và vai. Bệnh này có thể chữa khỏi, vì vậy, bạn nên khám khoa nội tiết để được điều trị kịp thời.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...