Các biện pháp trị liệu phương đông về bệnh đau lưng

Các biện pháp trị liệu phương đông về bệnh đau lưng

II. CÁC BIỆN PHÁP TRỊ LIỆU PHƯƠNG ĐÔNG 

A. HỌC THUYẾT "CỔNG KIỂM TRA" VỀ CHÂM CỨU

Trong vài chục năm gần đây, châm cứu không chỉ được sử dụng để điều trị bệnh, điều trị đau, mà còn được sử dụng để gây giảm đau trong phẫu thuật, kể cả các phẫu thuật lớn ở đầu ngực, bụng. Có nhiều biện pháp tác động lên huyệt như hào châm, thủy châm, điện châm trong đó điện châm được sử dụng rộng rãi nhất

Về cơ chế châm giảm đau tuy đến nay còn chưa được biết đầy đủ, nhưng những tài liệu nghiên cứu thực nghiệm trên động vật và trên người cũng như những quan sát lâm sàng bước đầu giải thích cơ chế này với những căn cứ khoa học đáng tin cậy.

Những hiểu biết hiện nay về các cơ chế tác dụng của châm giảm đau có thể tóm tắt như sau:

1. Châm giảm đau có thể giải thích theo quan điểm của học thuyết "Cổng kiểm tra" của Melzack và Wall.

2. Tham gia vào cơ chế châm giảm đau có một hệ thống chống đau (hệ thống kiểm tra cảm giác đau) rất phức tạp bao gồm nhiều cấu trúc của hệ thần kinh trung ương phong bế từ tủy sống đến vỏ não, trong đó đáng chú ý là chất xám trung tâm cạnh thất nhân raphé, hypothalamus và vỏ não (vùng SII).

3. Trong cơ chế giảm đau, ngoài các cơ chế thần kinh còn có sự tham gia của các yếu tố thần kinh thể dịch, trong đó có các opiat nội sinh (endorphin, enkephalin) và serotonin.

Dưới đây là những sự kiện, những dẫn liệu chứng minh cho các nhận định nói trên.

Những công trình nghiên cứu có liên quan với châm giảm đau được bắt đầu từ những năm 50. Nakatani đã tìm được phương pháp xác định huyệt châm cứu và nhận thấy rằng ở các huyệt có điện trở thấp và tính dẫn điện cao hơn so với vùng da xung quanh. Nakatani cũng nhận thấy rằng hiệu quả châm cứu nhận được khi cho dòng điện tác động trên bề mặt da tại vùng huyệt, chứ không nhất thiết phải châm kim sâu vào cơ thể.

Các công trình nghiên cứu tiếp theo của nhiều tác đa khác (Lowesehuss. 1975: Gunn et al, 1976) kết luận rằng có thẻ chìa các huyệt châm cứu ra làm 3 loại:

- Loại thứ nhất tương ứng với các điểm vận động của cơ.

- Loại thứ hai, nằm trên vùng tập trung các sợi thần kinh bề mặt bắt chéo nhau trên một mặt phẳng nằm ngang.

- Loại thứ ba, nằm trên các đám rối thân kinh bề mặt. Cả 3 loại huyệt, nói chung đều có một yếu tố chung là có nhiều sợi thần kinh bề mặt. Bossy (1975) còn cho biết có khoảng 29% số huyệt châm cứu có các sợi thần kinh não tủy.

Kaada (1974) so sánh các đường kinh cổ điển với nơi đi ra của các sợi bề mặt thấy chúng trùng nhau, ông cho rằng châm huyệt và kích thích điện lên bề mặt da đều gây hiệu ứng đau giống nhau.

Chia cùng cộng sự (1976) kết luận rằng mức giảm đau không phụ thuộc vào kim châm đúng huyệt hay không đúng huyệt.

Từ các dẫn liệu trên, có thể rút ra kết luận rằng kích thích huyệt có nghĩa là kích thích vào các yếu tố thần kinh ngoại vi.

Các sự kiện tiếp theo là kích thích các sợi thần kinh hướng tâm có thể ức chế sự dẫn truyền các xung động đau trong bó lưng - bên của tủy sống. Trong đó kích thích các sợi hướng tâm có kích thước lớn hơn chạy vào tủy sống tương ứng cho hiệu quả ức chế tốt hơn so với trường hợp kích thích các sợi chạy vào các tiết đoạn ở xa hơn (Bonica, 1974). Từ đây, tác giả cho rằng cơ chế châm giảm đau có thể giải thích trên quan điểm học thuyết ''cổng kiểm tra" của Melzac và Wall và thuyết "cổng kép" ở mức tủy sống và thalamus của Chang (1974).

Bởi vì theo nguyên tắc cơ bản của các thuyết này thì một kích thích này có thể làm thay đổi hoặc ức chế các kích thích khác khi kích thích các đường hướng tâm khác nhau, nên điện châm có thể tác dụng theo cơ chế tương tự (Fox et al, 1976).

Nhóm nghiên cứu Bắc Kinh (Chia, Mao, Teomey, Gregg.. 1876), cũng đã chứng minh rằng các xung từ các huyệt châm cứu được truyền theo các sợi thần kinh hướng tâm. Thí nghiệm trên những người tình nguyện sau khi ức chế huyệt hợp cốc (4GI) bằng novocain thì châm cứu không nâng được ngưỡng đau như trường hợp không phong bế. Các tác giả trên cũng cho biết rằng ở những người bị liệt nửa thân, khi châm huyệt hợp cốc và túc tam lý (36F) ở phía không liệt sẽ gây tăng ngưỡng đau, còn châm phía bị liệt thì không cho hiệu quả.

Các công trình nghiên cứu và các quan sát lâm sàng tiếp theo chứng minh rằng tham gia vào cơ chế giảm đau do châm cứu gồm một hệ thống chống đau phức tạp và được xem như một hệ thống chức năng. Ví dụ, nếu cắt bỏ tuyến yên (cấu trúc tiết endorphin), sẽ làm mất tác dụng giảm đau (pomeranz, 1977). Hiệu quả này cũng quan sát được khi tiêm nallaxon trước khi châm cứu (Mayer et al, 1977). Về sau người ta còn tìm thấy châm giảm đau không chỉ gây tăng lượng endorphin trong dịch não - tủy (Sjolund, 1977) mà còn làm tăng cả nồng độ serotonin (Mayer et al, 1977).

Điều đáng chú ý là ở những con chuột cống, khi điện châm gây được trạng thái giảm đau, thì trong dịch não - tủy của chúng tìm thấy một lượng chất giống morphin lớn hơn nhiều so với ở các chuột mà điện châm không gây được trạng thái giảm đau (Takeshige, 1979). Đem dịch não - tủy của động vật được châm cứu truyền cho các con vật bình thường cũng gây được trạng thái giảm đau ở những con vật này (O'Connor, 1975; Kaada, 1976).

Những sự kiện nói trên chứng tỏ rằng, có sự tham gia của sắc thành phần opiat và serotonin của hệ thống chống đau trong các cơ chế châm giảm đau.

Hiện nay kết luận về điện châm gây giảm đau do cơ chế oprat và phi oprat đã được coi như kháng định tMarx, 19277). Theo Mayer và Priee (1976) thì vai trò chính trong châm giảm đau là hệ thống chống đau chất xám trung tâm cạnh thất nhân raphé. Ví dụ, trong các thí nghiệm của Takeshige và cộng sự (1976, 1978) cho thấy châm cứu gây thay đổi hoạt tính của các neuron trong chất xám trung tâm cạnh thất. Phá hủy cấu trúc này hay tiêm nalaxon đều làm mất hiệu ứng của châm cứu. Ở những chuột châm cứu không gây được hiệu quả giảm đau thì cũng không thấy có hiệu quả giảm đau khi kích thích chất xám trung tâm cạnh thất (Takeshige et al, 1979). Hiệu ứng giảm đau khi kích thích huyệt ở thỏ cũng bị mất, khi phá hủy nhân đuôi (n.caudale), cũng như phá hủy nhân raphé lưng. Hiệu ứng này không mất đi dưới tác dụng của nalaxon (Me.Lennan et al, 1977). Tiêm chất ức chế serotonin (5' parachlorphenilanin) lại làm mất hiệu quả giảm đau của châm cứu. Tuy nhiên, có dẫn liệu cho rằng phá hủy nhân raphé hay nhân gigantocellularis chỉ làm giảm hiệu ứng giảm đau một cách tạm thời (Golanov et al, 1980). Như vậy tham gia vào cơ chế giảm đau, ngoài chất xám trung tâm cạnh thất, nhân raphé, chắc chắn còn có các cấu trúc thần kinh khác nữa.

Một trong các cấu trúc đó đã được nhắc đến là vùng lưng - giữa (dorsomedialis) của hypothalamus. Các thí nghiệm của Golanov và cộng sự (1979) cho thấy điện châm có tác dụng gây ra ở khoảng 84% số neuron trong n. dorsomedialis của hypothalamus tăng mạnh tần số hoạt tính cơ sở và đạt trung bình đến 1.100% so với xuất phát điểm. Trong đó 70% các neuron trong số này tăng phát xung chính vào khoảng 15 - 20 phút kể từ lúc bắt đầu kích thích các huyệt. Sự kiện này cho ta hiểu được tại sao hiệu quả giảm đau do châm cứu xuất hiện chính vào khoảng thời gian này. Đây là một trong những câu hỏi mà trước đó các nhà khoa học chưa thể trả lời được.

Ngoài n.dorsomedialis của hypothalamus, cũng không loại trừ khả năng là trong cơ chế giảm đau châm cứu còn có sự tham gia của các nhân paraventricularis của hypothalamus. Bởi vì các tế bào của chúng có axon chạy qua nhân dorsomedialis (Zager, 1962). Nhân này lại có mối liên quan chặt chẽ với tuyến yên, có nghĩa là với cơ chế tiết endorphin.

Gần đây, trong cơ chế châm cứu giảm đau người ta còn chú ý đến mối quan hệ giữa vỏ não và thể lưới (Durinjan, 1986). Thể lưới kéo dài đến tận các nhân không chuyển hóa của thalamus là những nhân nằm trong vòng Papez, liên hệ chặt chẽ với hypothalamus và hệ limbic, và do đó, hợp thành cấu trúc quan trọng trong não tạng.

Phần giữa của thể lưới không trực tiếp qua hypothalamus mà gián tiếp qua hippocamp ảnh hưởng lên chức năng nội tạng và nội tiết. Phần dưới của thể lưới liên hệ hai chiều với hypathalamus và hippocamp và nhận các đường đi lên từ tủy sống (giải giữa), từ dây tam thoa và các sợi hướng tâm của dây X. Các thông tin đau do đó được truyền về thể lưới. Cùng với nhân intralaminaris của thalamus, thể lưới được hoạt hóa bởi các tín hiệu đa tạng, soma tạng, nên thể lưới còn là thành phần quan trọng trong phản ứng cân bằng nội môi của cơ thể.

Các neuron thể lưới được hoạt hóa từ tất cả các luồng hướng tâm khác nhau, trong đó có các tín hiệu hướng tâm do châm huyệt (trên da, tay), nơi có nhiều sợi thần kinh tạo ra nguồn hưng phấn mạnh trong thể lưới, do đó khả năng hoạt hóa của thể lưới đối với các cấu trúc khác của não bộ, đặc biệt là vỏ não và cả các cấu trúc thuộc hệ thống giảm đau. Vỏ não sẽ nhạy hơn, chọn lọc hơn đối với các tín hiệu vào, khả năng tổng hợp hướng tâm tỉnh vi hơn và sự hình thành các phản ứng ly tâm phân biệt rõ ràng hơn. Ví dụ rõ nhất là sự ức chế cảm giác đau trong trạng thái stress (Durinjan, 1986).

Các nghiên cứu gân đây cho thấy, từ các nhân lưới bên có các neuron cathecolaminergie có các nhánh khá lớn chạy xuống tủy sống. Loại bỏ vai trò các neuron này thì hiệu quả giảm đau do châm cứu bị yếu đi (Braghin, 1985). Điều này chứng tỏ vai trò quan trọng của hệ thống cathecolaminergic của các nhân lưới bên trong cơ chế giảm đau khi có tác động của điện châm.

Như vậy, từ tất cả những dân liệu trình bày trên, bước đầu có thể thấy rằng: tham gia vào cơ chế giảm đau do châm cứu có nhiều hệ thống khác nhau, mỗi hệ thống như vậy có nguồn hoạt hóa riêng, có tính đặc hiệu khá cao: các đặc điểm đó lại phụ thuộc vào phương thức tác động vào các huyệt được kích thích, cuối cùng vào tần số và cường độ của kích thích.

Cơ chế của châm cứu nói chung và của châm giảm đau nói riêng rất phức tạp.

Cần có nhiều thời gian với nhiều công trình nghiên cứu nữa mới có hy vọng giải thích rõ ràng vấn đề này.

B. CHÂM CỨU VÀ BẤM HUYỆT 

1. Châm cứu 

1.1. Đau thần kinh hông

a. Châm cứu

+ Huyệt: hoàn khiêu (XU30), phong thị (X31), dương lãng tuyển (X34), thái xung (XIL/3), đại trường du (VII/23), thừa phù (VH/36), ủy trung (VIU40), thừa sơn (VIL/54, côn lõn (VI/40).

+ Cách châm: mỗi lần dùng 3 - 5 huyệt. Khi châm cần đạt tới cảm giác đắc khí lan xuống dưới (ví dụ: châm hoàn khiêu sẽ có cảm giác lan xuống ủy trung), nếu bệnh nhân đau nhiều về mùa đông và ban đêm thì nên cho cứu nhiều và châm ít.

+ Theo tác giả Chu Liên (Trung Quốc. 1957):

Đau dây thần kinh hông cho châm cứu các huyệt sau: thận du, khí hải du, đại trường du, tiểu trường du, bát liêu, hoàn khiêu, thừa phù, ân môn, túc tam lý, tam âm giao, côn lôn, dương lăng tuyền, ủy trung, ủy dương.

b. Phương pháp gõ kim mai hoa 

- Gõ theo vùng: 

+ Vùng thường quy.

+ Vùng trọng điểm: khu hông, khu sau sườn và khu sau cẳng chân.

- Gõ theo kinh: 4 đoạn đường kinh bàng quang ở sau lưng và một đoạn ở sau cẳng chân.

-Cách gõ: vùng thường quy, gõ ở mức độ vừa.

Trường hợp khu nào hoặc kinh nào đau nhiều thì gõ mạnh. Mỗi đường gõ từ 15 - 20 lần, có thể mỗi ngày gõ một lần hoặc cách một ngày gõ một lần. Một liệu trình từ 10 - 15 lần.

c. Châm loa tai

Tìm điểm đau và châm ở các vùng dây TK hông, cột sống thắt lưng, cột sống cùng, mông, chỉ dưới, tuyến thượng thận, thân môn. 

1.2. Đau lưng

a. Phương pháp hào châm, thủy châm, điện châm

- Đau lưng do vết thương hoặc chấn thương vùng lưng hông

+ Nhóm huyệt:

A thị huyệt, ủy trung, ân môn, thứ liêu.

Nhân trung, yêu dương quan, hoa đà giáp tích.

+ Kỹ thuật: châm sâu, kích thích mạnh và liên tục (hào châm, điện châm).

Thủy châm: dùng vitamin B1, B12 hoặc novocain. Nhĩ châm: vùng huyệt háng, mông, thần môn, can. 

- Đau lưng do phong thấp

+ Nhóm huyệt:

A thị huyệt, thứ liêu, ủy trung, yêu dương quan.

A thị huyệt, tọa cốt.

+ Kỹ thuật: dùng hào châm, điện châm, thủy châm.

Châm thẳng vào các huyệt đã chọn sao cho đạt được cảm giác đắc khí bằng cách vê tay, đưa mũi kim chếch đều tứ phía mà kích thích mạnh.

Nếu dùng điện châm bằng máy: kích thích từ 10-20 phút. 

- Đau hông do lỗi thoát vị đĩa đệm, gai đôi, với hóa cột sống 

+ Nhóm huyệt:

Đại chùy xuyên a thị huyệt (chỗ đau), thứ liêu, hoa đà giáp tích đến ngang thắt lưng (L4 - L8), trật biên, hoàn khiêu, dương lăng tuyền, thừa sơn.

Ổ Hoa đà giáp tích, bạch hoàn du, ủy trung xuyên ân môn, ủy thương, côn lôn, thân mạch.

+ Kỹ thuật: dùng hào châm, điện châm kích thích mạnh như đã áp dụng cho các loại đau lưng trên.

Thủy châm: dùng các vitamin B1, B12.

Liệu trình: mỗi ngày hoặc cách một ngày châm một lần, mỗi liệu trình từ 10 - 16 lần.

b. Phương pháp gõ kim mai hoa

1. Gõ theo vùng: gõ vùng thường quy.

2. Gõ vùng trọng điểm: khu thắt lưng.

3. Gõ vùng kết hợp: vùng khoeo chân.

4. Gõ theo đường kính:

- 4 đoạn đường kinh VII (bàng quang) ở sau lưng.

+ Một đoạn mạch XIII (đốc) ở sống lưng.

+ Một đoạn kinh VIII (thận) ở cẳng chân từ thái khê đến âm cốc.

+  Một đoạn kinh bàng quang từ ủy trung đến côn lôn. 

Cách gõ: mỗi đường kinh gõ 20 lần. Bổ, tả, bình bố bình tả tùy theo trạng thái bệnh.

Gõ theo huyệt: mỗi huyệt gõ 50 lần hoặc hơn tùy theo trạng thái bệnh.

c. Phương pháp châm loa tai

+ Châm vào điểm đau tương ứng, hoặc vùng tương ứng với bộ phận bị bệnh (thần môn, tuyến thượng thận).

+ Nếu đau lưng do phong hàn thấp: châm thêm can, thận hay tỳ.

+ Nếu do thận dương hư: châm thêm thận, nội tiết.

+ Nếu âm hư: châm thêm vùng thận.

+ Nếu do ứ huyết: châm thêm tâm, can.

d. Châm cứu chữa đau lưng (theo Chu Liên, Trung Quốc, 1957)

- Châm cứu theo các huyệt sau:

+ Tam tiêu du. thân du. khí hải du. đai trưởng du. tiêu trường du. quan nguyên du

+ Thượng liêu, hoàng môn, chi thất, đái mạch, duy đạo, hoàn khiêu.

Đau cột sống: theo Elía Jacques, 1996 sử dụng tổ hợp huyệt sau: chí âm, thượng liêu, thứ liêu, trung liêu hay bàng quang du, ủy trung, mệnh môn. Có thể áp dụng thủ thuật: châm cơ học (châm bằng kim), điện châm và Lazer châm.

Đau ụ ngồi hay đau thắt lưng, sử dụng tổ hợp huyệt sau:

Thứ liêu, thừa phù, bàng quang du, ủy trung, côn lôn, hoàn khiêu, dương lăng truyền, hậu khê. Các huyệt này ứng với định vị chỗ đau thường thấy nhất ở ụ ngồi, thắt lưng hoặc ở Trục Đại Dương là chủ yếu. Đây là tổ hợp huyệt do tác giả lập ra đã được NXB Sommer ấn hành năm 1989: "Châm cứu cổ truyền Trung Hoa biên đại trong thực tiễn hàng ngày", trang 320.

2. Bấm huyệt

2.1. Đau thắt lưng cấp Để bệnh nhân nằm sấp, lần lượt bấm và day các huyệt: 

- Thái khê, côn lôn, thừa sơn, túc tam lý, ủy trung.

- Dùng tay phải bấm mạnh các huyệt vùng bên với khối cơ lưng bị co cứng, tay trái bấm nhẹ hơn ở phía bên lưng đối diện. 

+ Tiếp đó tìm ở vùng huyệt cách du (VIL/17), có thể thấy một khối cơ co cứng, chạy dài như sợi đay, ấn vào thấy đau tức hay chói. Bật và dậy khối cơ này trung bình vài phút.

+ Cuối cùng bấm, dậy và kết hợp bật gân tại điểm đau nhất trên cơ vùng thắt lưng bên đau. Nếu bệnh nhân vẫn chưa cúi được nhiều hoặc có cảm giác căng cơ mông thì bấm và bật thêm gân tại khối cơ co cứng phía dưới gai chậu sau - trên ở phía bên đau.

+ Chú ý: lực bấm cần tăng từ từ, tránh gây đau đớn nhiều. Cần phối hợp dậy nhẹ hai bên cột sống. 

2.2. Đau dây thần kinh hông

- Lần lượt bấm và day bằng cả hai tay các huyệt sau:

+ Thái xung, chiếu hải, túc lâm khấp, côn lôn, huyết hải, ủy trung, hoàn khiêu, đại trường du.

+ Trong khi đang đau bấm mạnh các huyệt trên hai lần một ngày. Khi đã có rối loạn dinh dưỡng gây teo cơ thì cần bấm với cường độ mạnh hơn một lần trong một ngày.

- Cần phối hợp xoa bóp với vận động thích hợp.

2.3. Điều trị củng cố và điều trị đau thắt lưng

Cần tiến hành các phương pháp kết hợp với xoa bóp, lần lượt làm các động tác sau:

- Vuốt và miết dọc hai bên cột sống từ cổ đến thắt lưng từ 5 đến 7 lần, vuốt dọc hai bên thăn lưng.

- Dùng hai ngón tay cái (hoặc ngón 2, 3, 4) bật các bó cơ và các thớ cơ của các khối cơ vùng lưng và thắt lưng.

- Tìm các điểm đau ở dọc hai bên cột sống và dọc theo khối cơ chung hai bên từ vùng lưng đến vùng thắt lưng - cùng rồi ấn và day các điểm đau, các cơ, các gân cơ bị căng đau. Day bằng ngón tay hoặc bằng gốc bàn tay (mô cái và mô út).

Cần chú trọng bấm dậy vào các điểm hai bên cột sống (hoa đà giáp tích) và các huyệt du ở kinh bàng quang (phế du, can du, cách du, thận du...)

- Xoa bóp các cơ vùng thắt lưng, đến vai.

+ Nhào bóp da và cơ theo chiều ngang lưng.

+ Noãn da hoặc véo da.

+ Cuốn da từ thắt lưng lên vùng vai rồi rung nhẹ.

+ Án và day các huyệt hoàn khiêu, thừa phù.

- Kéo vặn cột sống theo cách sau: hai tay đặt ở hai vị trí mông bên này, sườn bên kia rồi đẩy ngược chiều nhau, rồi dần dần đi tới vùng nách - sườn cả hai bên. Đặc biệt chú trọng tới dùng lực vừa phải, thích hợp với từng thể bệnh trên từng bệnh nhân, để không gây đau thêm cho bệnh nhân bằng những động tác quá mạnh và đột ngột đối với cột sống và các khối cơ giữ thân liên quan.

3. Phương pháp Shiatzu (Nhật Bản)

Shiatzu là phương pháp điều trị bằng tay để chữa một số chứng bệnh và giữ sức khỏe, làm tăng vẻ đẹp của con người.

Shiatzu là một từ kép, gốc tiếng Nhật: sh¡ là ngón tay và atzu là ấn, ép.

Shiatzu ra đời từ hàng nghìn năm nay, dựa trên lý luận điều trị học và triết học phương Đông. Do hiệu quả chữa bệnh tốt nên Shiatzu vẫn tồn tại và phát triển, ở Nhật đã có trường dạy Shiatzu.

Khái niệm hợp nhất (Unité) là cơ sở lý luận của Shiatzu. Hợp nhất là vũ trụ và con người đều có chung một cội nguồn và cùng chung nguyên lý. Từ thời rất xa xưa, người ta quan niệm rằng mọi cuộc sống, mọi vật thể trong vũ trụ và cả bản thân vũ trụ đều tuân theo một chu kỳ tuần hoàn của cuộc sống.  m và dương là những lực đối lập nhau trong vũ trụ và nó giúp nhau duy trì được sự cân bằng, tạo nên sự hợp nhất. Những lực âm dương không phải là tĩnh, nó luôn luôn thay đổi (âm thừa sẽ chuyển thành dương, dương thừa lại chuyển thành âm).

Từ thời cổ, y học phương Đông đã xác định được những mối liên quan chặt chẽ giữa triết học về hợp nhất và khái niệm về lực âm dương trong môi trường cũng như trong cơ thê.

Các nhà thông thái cổ xưa đã nhận thấy một số bệnh có những điểm xuất chiếu trên bề mặt da của cơ thể. Những điểm xuất chiếu mà tùy theo từng chứng bệnh có những biểu hiện khác nhau như: nóng, bỏng, khô, ướt, mất màu sắc hoặc lấm chấm. Người ta định vị được 657 điểm nhạy cảm trên cơ thể, và nhận thấy nhiều điểm có liên hệ với nhau. Các điểm này chính là các huyệt được dùng trong châm cứu và bấm huyệt. Các đường nối các huyệt có liên hệ chức năng với nhau được gọi là "đường kinh". Mỗi nửa cơ thể có 12 đường kinh, hình thành 12 cặp đường kinh. Ngoài ra lại có 2 đường kinh phối hợp giữa cơ thể là: đường kinh nhận thức (méridien de la conception) và đường kinh điều hòa. Hai đường kinh này chỉ huy và điều hòa năng lượng, được thường xuyên tuần hoàn qua 24 đường kinh của cơ thể, tạo nên hệ thống năng lượng giữ cho cơ thể được khỏe mạnh. Các học giả cổ xưa quan niệm rằng các đường kinh là những đường dẫn truyền năng lượng của vũ trụ lưu thông và phân bố trên toàn cơ thể, duy trì sự hài hòa giữa cơ thể và Vũ trụ. Khi đường dẫn truyền này bị bế tắc, dòng năng lượng không lưu thông được, sẽ dẫn đến phát sinh các chứng bệnh. Nếu dùng kim châm hoặc dùng các ngón tay ấn vào các huyệt trên các đường kinh đó thì sẽ giải tỏa được chỗ bế tắc và khôi phục lại được sự lưu thông của dòng năng lượng. Đó là cơ sở lý luận của khoa học về châm cứu và bấm huyệt.

Phương pháp Shiatzu - Nhật Bản đã ra đời từ thế kỷ thứ 18 cũng là dựa trên cơ sở y học của y học phương Đông đó. Phương pháp Shiatzu là sự phối hợp giữa châm và amma (xoa bóp).

Shiatzu không gây nguy cơ nhiễm khuẩn và sốc như trong châm cứu. Tuy nhiên Shiatzu cũng có những chống chỉ định như: những người đang sốt hoặc có nguy cơ nhiễm khuẩn, những người đang đau đớn vì những rối loạn ở các cơ quan nội tạng hoặc chảy máu nội tạng (do loét dạ dày - hành tá tràng...). hoặc người bị gãy xương.

Kỹ thuật bấm huyệt của Shiatzu:

- Dùng phần mềm ở đầu các ngón tay để bấm vào huyệt, không dùng đầu ngón tay có móng.

- Ấn một ngón cái hoặc hai ngón cái, hoặc phối hợp 2 hoặc 3 ngón liều nhau.

- Có thể tự bấm huyệt vào vùng thắt lưng của bản thân người bệnh.

- Dùng các huyệt ở vùng giữa mông và vùng cột sống thắt lưng, theo dọc hai bên cột sống.

Tiến hành thủ thuật theo trình tự sau:

1. Đặt ngón 2, 3, 4 của hai tay lên trên vùng mông, ở đoạn cột sống thắt lưng, ngón nhẫn của hai tay ở cách cột sống độ một khoát ngón tay, ấn mạnh (cường độ 9 kg) trong 3 giây rồi ngừng hẳn.

2. Đưa cánh tay lên cách điểm đầu tiên khoảng 2 khoát ngón tay, ấn mạnh, ngừng.

3. Tiếp tục đi lên, dọc theo cột sống, vẫn cách nhau khoảng 2 khoát ngón tay và ngón nhẫn cách đường giữa cột sống khoảng 1 khoát ngón tay.

4. Làm 9 lần theo trình tự trên (mục số 1 đến 3).

5. Đặt tay lên hông, ngón cái hướng về phía cột sống ở vùng thắt lưng. Mỗi ngón cái đều ở cách đường giữa cột sống khoảng 3 khoát ngón tay trên vùng thắt lưng.

6. Ấn mạnh (9 kg) bằng cả hai ngón cái đồng thời trong 3 giây, ngừng.

7. Làm lại ít nhất hai lần. Điểm này là điểm căng thẳng nhất, cần ấn đến khi nào người bệnh cảm thấy đỡ căng và cảm thấy được thư giãn thì thôi.

4. Phương pháp Yumeiho (Nhật Bản)

Masayuki Salionji, Viện trưởng Học viện Phòng bệnh quốc tế ở Tokyo đã cho xuất bản cuốn "Xoa bóp thần kỳ đặc hiệu phương Đông" và đã được TS nguyễn Quang dịch ra tiếng Việt (1996). Lý thuyết cơ bản là: "Các bệnh tật của các bộ phận trong cơ thể đều do cơ chế "Lệch xương hông". Ông đã đề xuất và sử dụng phương pháp bóp nắn chỉnh xương hông để chữa nhiều bệnh, trong đó có chứng đau đầu, đau lưng và nhức vai, mà thực chất là nắn chỉnh cột sống.

5. Một số bài thuốc điều trị đau thắt lưng

5.1. Đau thắt lưng cấp do co cứng các cơ

Đông y cho rằng bệnh này do hàn thấp gây ra.

Phương pháp chữa: khu phong, tán hàn, trừ thấp, ôn kinh hoạt lạc (hình khí, hoạt huyết)

Bài thuốc:

Bài 1

  • Quế chỉ 8g Kê huyết đằng 16g Rễ lá lốt 8g Trần bì 8g Thiên niên kiện 8g Cỏ xước 12g Ydi 16g Rễ cành cây xấu hổ 16g Tỳ giải 16g
  • Cách dùng: sắc uống

Bài 2. Can khương thương truật thang gia giam

  • Can khương 5g Quê chì
  • Thương truật 8g Ý di
  • Cam thảo 6g Xuyên khung Phục linh 12g

Bài 3. Can khương thương truật thang gia giảm (b)

  • Khương hoạt 12g Thương truật Tang ký sinh 12g Can khương 8g
  • Quế chi 8g Phục linh 6g
  • Đẹ 12g 

Chú thích:

Nếu đau nhiều có thể thêm phụ tử chế, tế tân.

Đau dây thần kinh hông do lạnh Bệnh này do trúng phong hàn ở kinh lạc.

Phương pháp chữa: khu phong, tán hàn, hành khí, hoạt huyết (hoạt lạc). 

Bài thuốc: Rễ lá lốt 12g Chỉ xác Thiên niên kiện 12g Trần bì Cẩu tích 16g Ngưu tất Quế chỉ 8g Xuyên khung Ngải cứu 8g

Bài 4. 

  • Độc hoạt 12g Phòng phong 8g Uy linh tiên 12g Đan sâm 12g Tang ký sinh 12g Quế chỉ 8g
  • Tế tân 12g
  • Chỉ xác 8g
  • Trần bì 8g
  • Ngưu tất 12g  Xuyên khung 12g

5.3. Đau dây thần kinh hông to thoái hóa cột sống gây chèn ép Đông y cho rằng bệnh này do phong hàn thấp tý gây ra.

Phương pháp chữa: khu phong, tán hàn, trừ thấp, hoạt huyết, bổ can thận. Nếu teo cơ thì phải bổ khí huyết.

Bài thuốc: 

 

Bài 1.

  • Bạch truật 12g Hoài sơn 12g Tỳ giải 12g
  • Hà thủ ô 8g Đỗ trọng 12g Đương quy 12g
  • Đại táo 8g
  • Cam thảo12g
  • Thục địa 12g Cầu tích 12g Tục đoạn 12g Tang ký sinh 16g Ngưu tất 12g Đảng sâm 12g Ý di 12g 

Bài 2. Độc hoạt ký sinh thang gia giảm 

  • Độc hoạt 12g Phòng phong 8g
  • Bạch thược 12g
  • Tế tân 8g Quê chỉ Cự lang xâm 19g Tang ký sinh lút Phục linh 12g

Bài 3. Ý đi nhân thang

  • Ý di 16g Gừng 4g Thương truật 8g Cảm thảo 6g Độc hoạt 8g Đại táo 12g Khương hoạt 8g Đỗ trọng 8g Quế chi 8g Phụ tử chế 8g 

Bài 4. Bổ thận địa hoàng thang gia giảm

  • Thục địa 12g Bổ cốt chỉ 8g Đỗ trọng 12g Thỏ ty tử 8g Tang ký sinh 16g Tục đoạn 12g Cầu tích 16g Khương hoạt 8g Phòng kỷ 12g Độc hoạt 8g Kỷ tử 12g Thương truật 8g
  • Cách dùng: sắc uống ngày 1 thang, khi hết đau ngâm rượu 2 lít một thang, ngày uống 40ml chia 2 lần uống, thời gian từ 3 đến 6 tháng.

Bài 5.

Mã tin 150g (đã chế)

Thiên niên kiện 1000g Nhục quế 200g Vòi voi 1500g Đường kính 1000g Huyết giác 1000g Côn 309 2000ml

Cách nấu:

Đổ ngập nước, sắc lấy một nửa phần nước, sau thêm nước lấy lại 1⁄3, hai phần nước hoà chung lọc kỹ, cho đường nấu lấy lại 3000ml. Để nguội, cho rượu vào trộn để dùng:

Uống liên tục trong 1 tuần

Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 10ml trước hay trong lúc ăn cơm.

Kiêng kỵ: đang có thai và trẻ em (theo lương y Phạm Văn Ký, Bệnh viện Hòa Vang - Quảng Nam Đà Nẵng đã điều trị cho 433 bệnh nhân đau dây thần kinh hông bằng châm cứu đơn thuần và châm cứu kết hợp với bài thuốc trên)

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...