Bệnh tả lây nhiễm ra sao?

Bệnh tả lây nhiễm ra sao?

Bệnh tả là bệnh lây nhiễm đường ruột nguy hiểm do vi trùng tả vibrio cholerae gây ra. Bệnh thường bùng phát vào mùa hè thu. Bất cứ lứa tuổi nào cũng đều có thể mắc bệnh. Sau khi khỏi bệnh chỉ được miễn dịch tạm thời, vì thế có thể mắc lại. 

Người bệnh và người mang vi trùng tả là nguồn lây lan bệnh. Trong phân và chất nôn ra của họ chứa nhiều phẩy tả. Vi trùng tả vibrio cholerae có hình dấu phẩy. Chúng có thể tồn tại trong nước và thức ăn khoảng một tuần và tồn tại nhiều năm trong các động vật thân mềm vùng ven biển. Chúng gây ô nhiễm nguồn nước, thức ăn, dụng cụ ăn và tay, trở thành vật truyền bệnh. Ngoài ra, ruồi nhặng, gián cũng là vật lây bệnh. Trong tình hình bình thường, vi trùng qua miệng vào dạ dày người khỏe mạnh, sẽ bị tiêu diệt bởi axit dạ dày. Nhưng khi con người mệt mỏi quá mức hoặc bệnh tật khiến axit dạ dày giảm, hoặc uống nước quá nhiều làm loãng axit dạ dày, vi trùng tả có cơ hội đi qua dạ dày trực tiếp xuống ruột non. Phẩy tả có thể sinh sôi mạnh trong môi trường kiềm của ruột non, gây ra bệnh tả.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...