Bệnh Loét Tiêu Hóa

Bệnh Loét Tiêu Hóa

Bệnh Loét Tiêu Hóa là gì?

Thuật ngữ “ viêm loét hệ thống tiêu hóa ” (peptic ulcer) dùng để diển tả một nhóm bệnh viêm nhiễm ở đường tiêu hóa trên (upper gastrointestinal tract). Loét đường tiêu hóa là sự hình thành một lỗ trên lớp niêm mạc lót bên trong dạ dày, tá tràng hoặc thực quản. Loét xảy ra khi lớp niêm mạc lót bên trong các cơ quan này bị mòn đi bởi dịch tiêu hóa có tính a-xít do tế bào dạ dày tiết ra. Vì thế sự viêm loét ở hệ tiêu hóa trên, nơi mà lớp màng và lớp mô ở đó bị “ăn mòn” và tạo nên một vết thương. Có hai dạng loét hệ tiêu hóa phổ biến là loét tá tràng (duodenal ulcer) và loét bao tử (gastric ulcer). Sự khác nhau giữa hai dạng loét này là vị trí của chúng. Loét tá tràng xảy ra trong tá tràng (phần hẹp của ruột non nối với dạ dày) trong khi loét dạ dày xảy ra trong phần dạ dày.

Loét xảy ra khi lớp niêm mạc lót bên trong các cơ quan này bị mòn.

Loét xảy ra khi lớp niêm mạc lót bên trong các cơ quan này bị mòn.

Nguyên nhân gây Viêm loét hệ thống tiêu hóa

Nguyên nhân hàng đầu của bệnh loét là do dạ dày bị nhiễm một loại vi khuẩn có tên Helicobacter Pylori.

Do dạ dày bị nhiễm một loại vi khuẩn có tên Helicobacter Pylori.

Do dạ dày bị nhiễm một loại vi khuẩn có tên Helicobacter Pylori.

Nhiều năm trước đây, nhiều người tin rằng khi acid tiết ra quá mức là nguyên nhân chính gây loét. Dựa vào đó, việc điều trị được nhấn mạnh vào sự trung hòa và ngăn chặn sự tiết acid của dạ dày. Nhưng hiện nay, các nghiên cứu cho thấy nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh loét là do dạ dày bị nhiễm một loại vi khuẩn có tên Helicobacter pylori mặc dù acid vẫn được coi là yếu tố đóng vai trò trực tiếp trong sự hình thành bệnh.

Vi khuẩn H. pylori rất thường gặp và gây bệnh cho hơn 1 tỷ dân số thế giới. Quá trình nhiễm bệnh thường kéo dài trong nhiều năm và tỉ lệ thường dao động từ 10% đến 15% số người nhiễm sẽ dẫn đến bệnh. H. pylori được tìm thấy trên 80% bệnh nhân bị loét dạ dày và tá tràng. Mặc dù cơ chế gây bệnh của H. pylori vẫn chưa được hiểu rõ, nhưng vi khuẩn này vẫn được loại bỏ bằng kháng sinh đã cho thấy hiệu quả cao trong việc chữa trị và ngăn ngừa loét tái phát.

Một nguyên nhân quan trọng khác gây ra loét đó là việc sử dụng thường xuyên các loại thuốc kháng viêm, thường là thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) như aspirin. NSAID là thuốc dùng điều trị viêm khớp và các tình trạng thương tổn viêm nhiễm khác trong cơ thể. Aspirin, ibuprofen (Motrin), naproxen (Naprosyn) và etodolac (Lodine) là một số thuốc thuộc loại này.

Prostaglandin là các chất đóng vai trò quan trọng trong việc giúp niêm mạc ruột chống lại sự làm mòn của acid. NSAIDs gây loét bằng cách ức chế tác động của prostaglandin trong dạ dày.

Hút thuốc cũng là một nguyên nhân quan trọng và dễ gây thất bại trong điều trị. Hút thuốc không chỉ gây loét mà còn làm gia tăng nguy cơ biến chứng của loét như xuất huyết, tắc nghẽn dạ dày và thủng dạ dày, đồng thời cũng là nguyên nhân hàng đầu gây thất bại trong điều trị.

Nguyên nhân thông thường xuất phát từ các thói quen xấu.

Nguyên nhân thông thường xuất phát từ các thói quen xấu.

Trái với quan niệm thông thường, rượu, cà phê, cola, thức ăn cay và caffeine chưa được chứng minh vai trò trong sự tạo thành loét. Tương tự, không có bằng xác thực nào cho thấy các stress trong cuộc sống và đối tượng người nào dễ bị các bệnh loét.

Các Triệu Chứng Gây Ra Bệnh Loét tiêu hóa

Triệu chứng của loét rất đa dạng. Nhiều bệnh nhân chỉ cảm thấy hơi khó tiêu và khó chịu...

Triệu chứng của bệnh loét tiêu hóa là rất đa dạng.

Triệu chứng của bệnh loét tiêu hóa là rất đa dạng.

Một số người cảm thấy rát bỏng vùng thượng vị hoặc đau (do đói) 1 đến 3 giờ sau bữa ăn và lúc nửa đêm, ợ hơi, ợ chua. Những cơn đau này thường nhanh chóng biến mất khi ăn hoặc uống thuốc trung hòa acid.

Cơn đau của loét liên quan rất ít đến sự hiện diện hoặc mức độ trầm trọng của các ổ loét. Một số bệnh nhân vẫn đau kéo dài ngay cả sau khi đã được điều trị khỏi hoàn toàn.

Những bệnh nhân khác có thể không đau ngay cả khi ổ loét tái phát. Các ổ loét có thể xuất hiện và biến mất tự nhiên mà người bệnh không hề hay biết trừ khi một biến chứng trầm trọng xảy ra (như xuất huyết hoặc thủng).

Tuy nhiên, có những bệnh nhân không có bất kỳ triệu chứng nào. Mặc dù vậy, vết loét có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như vết loét co kéo có thể gây tắc nghẽn khiến thức ăn không đi qua được dạ dày như trường hợp bị hẹp môn vị, sẽ gây ra buồn nôn, ói mửa và giảm cân.

Các triệu chứng khi bị loét đường tiêu hóa.

Các triệu chứng khi bị loét đường tiêu hóa.

Các dấu hiệu nặng của loét tiêu hóa là: nôn ra máu, nôn ra thức ăn từ những ngày trước, cảm thấy lạnh run, cảm thấy yếu bất thường hoặc chóng mặt, có máu trong phân, máu có thể làm cho phân có màu đen giống hắc ín, buồn nôn liên tục hoặc nôn mửa hay tái diễn, đau dữ dội, đột ngột ở thượng vị, giảm cân liên tiếp; mặc dù đã uống thuốc chống loét nhưng vẫn không hết đau, đau lói ra sau lưng.

Cách Chuẩn đoán - Điều trị - Phòng chống Bệnh Loét dạ dày

Chẩn đoán loét tiêu hóa

Việc chẩn đoán có thể được thực hiện bằng chụp X-quang cản quang đường tiêu hóa trên với barium hoặc nội soi đường tiêu hóa trên.

Tuy nhiên, chụp X-quang với barium ít chính xác và 20% trường hợp không phát hiện được loét.

Nội soi đường tiêu hóa trên chính xác hơn nhưng phụ thuộc vào sự chịu đựng của bệnh nhân khi phải luồn một ống dẻo qua miệng vào thực quản, dạ dày và tá tràng để quan sát. Nội soi tiên lợi hơn trong việc có thể lấy ra mẫu mô (sinh thiết) để xét nghiệm xem có nhiễm H. pylori không.

Mẫu sinh thiết cũng có thể quan sát dưới kính hiển vi để loại trừ ung thư. Mặc dù thực tế tất cả các ổ loét tá tràng đều lành tính nhưng loét dạ dày đôi khi có thể trở thành ung thư. Do đó sinh thiết thường được thực hiện trong loét dạ dày để loại trừ ung thư.

Điều trị loét tiêu hóa

Để điều trị loét tiêu hóa phải tiệt trừ vi khuẩn H.pylori. Điều trị còn nhằm mục đích giảm lượng acid dạ dày, trung hòa acid và bảo vệ vùng tổn thương giúp nó có cơ hội tự lành. Đối với bệnh nhân hút thuốc lá và uống rượu, điều quan trọng là phải ngưng hút thuốc và uống rượu vì chúng gây tổn thương cho niêm mạc đường tiêu hóa.

Điều trị bộ ba là dùng bộ ba trị liệu để loại bỏ vi khuẩn H.pylori. Đó là sự kết hợp của 2 kháng sinh với Subsalicylate bismuth hoặc một số kết hợp khác cũng có hiệu quả. Liệu pháp này thường kết hợp với các thuốc làm giảm lượng acid do dạ dày tiết ra.

Thuốc được sử dụng để giúp điều trị các vết loét là hai loại thuốc: thuốc chẹn thụ thể H2 và thuốc ức chế bơm proton, làm giảm lượng acid do dạ dày tiết ra. Thuốc kháng acid trung hòa lượng acid do dạ dày sản xuất ra. Sucralfate là một loại thuốc bao phủ và che chở, bảo vệ ổ loét khỏi chất acid chờ thời gian lành vết loét.

Thời gian bệnh nhân cần dùng thuốc: điều trị loại bỏ vi khuẩn H.pylori thường mất khoảng 2 - 3 tuần. Sau đó là dùng thuốc giảm acid dạ dày trong 8 tuần. Kết quả là hầu hết các vết loét đều lành trong khoảng thời gian này. Trường hợp các triệu chứng trở lại sau khi ngừng uống thuốc, bác sĩ có thể phải thay một loại thuốc khác hoặc dùng một liều thuốc thấp để duy trì mỗi ngày, ngay cả khi không đau, để ngăn ngừa loét tái phát.

Phác đồ 4T.

Phác đồ 4T.

Những điều cần chú ý để phòng ngừa loét tiêu hóa

+ Không hút thuốc lá, thuốc lào.

+ Không dùng các loại thuốc kháng viêm như aspirin, ibuprofen...

+ Không uống cafe và rượu bia.

+ Không ăn các thức ăn nhiều gia vị cay nóng như tiêu, ớt, tỏi, gừng.

+ Không ăn các thức ăn có vị chua như canh chua, dưa, cà muối chua, các loại rau quả chua như chanh, sấu, khế, tầm duột, me, cam, quýt, bưởi, lá giang, quả bứa...

+ Nên ăn thành nhiều bữa trong một ngày, ăn thường xuyên hơn khi đang bị đau do loét tiêu hóa.

+ Không uống các loại nước có ga.

+ Không ăn các thức ăn cứng, khó tiêu như vỏ tôm, vỏ tép, hạt ổi, hạt cà chua.

+ Không ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.

+ Không làm việc nặng trước và ngay sau bữa ăn.

+ Không thức khuya.

+ Tránh mọi căng thẳng về thể chất và tinh thần...

Tương tự như các căn bệnh khác không chỉ riêng bệnh Loét Tiêu Hóa, để phòng tránh bệnh thì mỗi người phải tự ý thức bằng việc phòng ngừa bệnh sớm nhất và hiểu rõ hơn về nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh như thế nào là tốt nhất.

Hi vọng qua bài viết này thì mọi người đã cập nhật thêm được kiến thức sức khỏe cho gia đình mình, từ đó có thể phòng ngừa cũng như phát hiện sớm bệnh để được điều trị kịp thời.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...