Bệnh Động Mạch Ngoại Biên
Bệnh động mạch ngoại biên là gì?
Bệnh động mạch ngoại biên (tên tiếng Anh là peripheral artery disease - PAD) là một rối loạn tuần hoàn thường gặp, khi đó các động mạch bị hẹp và làm giảm lượng máu đến các chi dưới. Khi cơ thể mắc căn bệnh trên thìc ác chi - đặc biệt chi dưới - không được nhận đủ máu để đáp ứng nhu cầu của nó, gây ra các triệu chứng như đau chân (đau cách hồi) khi đi bộ.
Bệnh động mạch ngoại biên có thể xảy ra cả ở nam và nữ với số lượng cân bằng nhau ở cả hai giới.
Nguyên nhân gây ra bệnh động mạch ngoại biên là gì?
Bệnh động mạch ngoại biên thường gây ra bởi xơ vữa động mạch. Trong xơ vữa động mạch, các chất béo tích tụ ở thành mạch làm giảm lượng máu.
Xơ vữa động mạch thường gây ảnh hưởng đến tim và các động mạch trong cơ thể. Khi bệnh xảy ra ở các động mạch dẫn đến chi dưới, từ đó dẫn đến bệnh Động mạch ngoại biên.
Tuy nhiên, còn 1 nguyên nhân gây ra căn bệnh trên nhưng rất ít gặp như tình trạng viêm, tổn thương ở chi, bất thường khi giải phẫu của dây chằng hoặc cơ hay tiếp xúc phóng xạ.
Ngoài các nguyên nhân đã nói ở trên thì các yếu tố nguy cơ sau đây cũng làm tăng cao nguy cơ gây ra căn bệnh trên như sau:
- Hút thuốc.
- Bị bệnh Tiểu đường.
- Béo phì.
- Cao huyết áp.
- Cholesterol cao.
- Sau 50 tuổi.
- Tiền căn gia đình có bệnh bệnh động mạch ngoại biên, tim mạch hoặc đột quỵ.
- Nồng độ homocysteine cao - một protein giúp xây dựng và duy trì mô.
- Những người hút thuốc lá hoặc bệnh tiểu đường có nguy cơ lớn nhất bị bệnh Động mạch ngoại biên do lượng máu giảm.
Triệu chứng thường thấy ở bệnh động mạch ngoại biên là gì?
Hiện nay, khi người bệnh mắc căn bệnh trên thường không có triệu chứng rõ ràng hoặc có triệu chứng nhẹ, một vài người bệnh khác có biểu hiện đau chân (đau cách hồi) khi đi bộ.
Triệu chứng đau chân này bao gồm đau cơ hoặc vọp bẻ ở chân hay tay khi đang làm một hoạt động gì đó như đi bộ, nhưng nó sẽ biến mất sau vài phút nghỉ ngơi. Vị trí đau phụ thuộc vào nơi động mạch bị tắc hoặc hẹp, đau ở đùi là chỗ thường gặp nhất.
Mức độ đau rất đa dạng, như có thể gây ra khó chịu nhẹ hoặc có thể dẫn đến suy nhược cơ. Khi bệnh gây ra các cơn đau nặng có thể làm người bệnh khó di chuyển hoặc khó làm các động tác khác. Sau đây là các triệu chứng thường gặp ở căn bệnh trên bao gồm:
- Đau ở hông, đùi khi hoạt động, như đi bộ hoặc leo cầu thang.
- Tê hoặc yếu chân.
- Lạnh ở phần thấp của chân hoặc ở bàn chân.
- Đau không hồi phục ở ngón chân, bàn chân hoặc chân.
- Chân đổi màu.
- Rụng lông hoặc lông mọc ít ở chân.
- Móng chân mọc chậm.
- Vùng da bóng ở chân.
- Mạch chân yếu hoặc không có.
- Rối loạn chức năng sinh dục ở nam.
Cách điều trị bệnh động mạch ngoại biên
Điều trị bệnh động mạch ngoại biên có 2 mục đích chính:
- Điều trị triệu chứng, như đau cách hồi để bạn có thể sinh hoạt trở lại như bình thường.
- Ngăn chặn diễn tiến của xơ vữa để giảm nguy cơ nhồi máu tim và đột quị.
Bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc giúp tăng lưu lượng máu đến ngoại biên, chống đông máu, làm tan huyết khối, hạ huyết áp và làm giảm nồng độ cholesterol.
Đối với các trường hợp động mạch bị hẹp nặng, bác sĩ có thể sẽ dùng phương pháp tạo hình mạch máu để điều trị. Bác sĩ sẽ đặt 1 chiếc ống vào động mạch và thổi phồng bong bóng nằm trong ống để làm thông mạch máu bị hẹp hoặc bác sĩ có thể đặt thêm một cái ống kim loại (stent) vào mạch máu để giữ cho nó không bị hẹp lại.
Tuy nhiên, có một số trường hợp bác sĩ sẽ yêu cầu cần phải làm phẫu thuật bắc cầu động mạch vành để giúp máu đi qua được động mạch bị hẹp. Ngoài ra, bác sĩ có thể thực hiện thủ thuật can thiệp động mạch qua da, đưa một dụng cụ vào lòng động mạch để nạo bỏ những mảng cholesterol. Nếu bệnh Động mạch ngoại biên tiến triển đến giai đoạn nặng, có thể người bệnh phải cắt chi để tránh hoại tử lan rộng.
Cách phòng chống động mạch ngoại biên
- Chế độ ăn hợp lý, ít chất béo (đặc biệt là chất béo bão hòa), ít muối.
- Nên ăn nhiều trái cây, rau quả và ngũ cốc.
- Giảm cân nếu cơ thể bị dư cân hay béo phì.
- Vận động nhiều hơn nên đi bộ từ 20 đến 30 phút mỗi ngày.
- Thường xuyên làm xét nghiệm kiểm tra đường huyết để kiểm soát lượng đường nếu cơ thể đang bị tiểu đường.
- Chăm sóc bàn chân kỹ càng. Quan sát chúng thường xuyên, đừng để bị đứt hay bị phỏng ở chân. Hãy gặp bác sĩ nếu chân xuất hiện những vết loét.
- Tránh hút thuốc và các bệnh gây ra ảnh hưởng xấu đến cho sức khỏe như cholesterol, tiểu đường, tăng huyết áp...