Bệnh đau gót chân

Bệnh đau gót chân

Nhiều người thường có cảm giác đau nhức gót chân khi đi lại thường nghĩ đó là do mình vận động nhiều. Có rất nhiều nguyên nhân và một trong số đó là do gai xương gót.

Nguyên nhân gây bệnh

Đau gót chân khi đứng, khi đi lại có nhiều nguyên nhân nhưng hay gặp nhất là do gai xương gót

Gai xương gót là tình trạng thoái hóa vùng mặt dưới xương gót dẫn đến sự tân tạo xương tại chỗ tạo thành một gai nhọn. Bệnh hay gặp ở nữ giới, tuổi trung niên, người béo. Gai xương gót có thể xuất hiện tự phát hoặc sau chấn thương vùng xương gót.

Biểu hiện của bệnh

Về mặt triệu chứng, bệnh nhân thường đau khi đi lại nhiều, đặc biệt rất đau khi đứng dồn lực trên gót chân. Khám có điểm đau chói khi ấn vào mặt dưới gót chân. Trên phim chụp Xquang thấy có hình ảnh gai xương nhọn.

Điều trị bệnh 

- Người bệnh cần nghỉ ngơi, hạn chế tư thế đứng, tránh đi lại nhiều. 

- Bệnh nhân có thể dùng các thuốc chống viêm giảm đau tại chỗ như diclofenac dạng gel bôi trực tiếp tại vùng đau, hoặc thuốc có tác dụng toàn thân như uống meloxicam, diclofenac. Có thể kết hợp với thuốc giảm đau đơn thuần như paracetamol trong trường hợp đau nhiều. 

- Nếu không đỡ, bác sĩ có thể tiêm hydrocortison acetat hoặc methylprednisolon acetat (Depo Medron) - là dạng nhũ dịch tiêm khớp, tiêm trực tiếp vào vùng gai xương gót thường cho kết quả tốt. Lưu ý chỉ được liêm tại các cơ sở chuyên khoa khớp để tránh các tai biến do tiêm không đúng chỉ định, không đúng thuốc, không đúng liều lượng cũng như không đảm bảo vô khuẩn. 

- Trường hợp dùng thuốc không đỡ có thể phẫu thuật cắt bỏ gai xương gót.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...